“Ra đường an toàn” chứ không phải “cấm ra đường”

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty Thái Hà Books, hạn chế ra đường là đúng nhưng phải nhất quán quan điểm hạn chế chứ không cấm. Điều quan trọng hơn là phải có giải pháp để mọi người ra đường được an toàn.



Trong thời gian qua, vấn đề về giãn cách, phân chia vùng và việc đi lại của người dân được dư luận quan tâm. TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty Thái Hà Books, người nổi tiếng với dự án “ATM rút gạo bằng chân” đã giúp hơn 1.000 tấn gạo đến hàng chục ngàn bà con nghèo trong cả nước trong các đợt dịch, cho biết, trong 2 tháng qua, ông và hàng trăm nhân viên của ông chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch, cơ bản ngừng hoạt động và không tiếp xúc.

Phải có giải pháp để mọi người ra đường được an toàn

“Nhưng cũng trong thời gian qua, bản thân cũng làm doanh nghiệp như nhiều doanh nghiệp khác, tôi thấy còn nhiều bất cập. Ví dụ như quy định về hàng thiết yếu, nhưng không làm rõ nên khi thực hiện khá lúng túng. Ví dụ sách giáo khoa không được quy định là mặt hàng thiết yếu nên đến năm học mới rồi, học sinh vẫn chưa có sách để học. Rồi bên cạnh đó còn nhiều loại sách tôi nghĩ rất thiết yếu như sách phòng cháy chữa cháy, sách phòng chống Covid-19, tiêm chủng…nhưng mọi thứ đều tắc nghẽn. Nhà in không làm việc, sách không vận chuyển được. Việc cấp giấy phép cũng khá gây nhiều khó khăn cho người dân, ví dụ đi từ phường Nghĩa Tân đến công ty ở Cầu Diễn, tôi chỉ được đi một cung đường. Vậy khi đường đó tắc trong khi đường khác thông thoáng hơn cũng không được đi, thành ra ùn tắc, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan. Vì thế, khi cấp cho người ta giấy phép cũng phải cho giải pháp thực hiện hiệu quả và an toàn”.

TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ông hoàn toàn đồng tình với chủ trương về hạn chế người ra đường nhưng phải nhất quán quan điểm hạn chế chứ không cấm người ra đường. Hiện nay tất cả các hàng quán, khu vui chơi giải trí đều đóng cửa, những người ra đường thật sự phải có nhu cầu cấp bách.

“Ra đường là phải có việc gấp họ mới phải ra, vì ai cũng sợ dịch bệnh. Những đối tượng cần thiết họ phải ra đường như các nhân viên y tế, các nhân viên hành chính, giao nhận thực phẩm, trực phòng cháy chữa cháy...Vì thế, việc của lãnh đạo các cấp là phải lo làm sao để mọi người ra đường được an toàn” - ông Hùng nói.

TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong thời gian vừa qua, khi xem trên các phương tiện thông tin thấy cảnh kẹt xe, chen chúc nhau để chờ cấp giấy phép đi đường, rồi cảnh ùn tắc khi kiểm tra giấy đi đường ở các chốt kiểm soát, ông thực sự lo ngại.

“Chúng ta đang thực hiện chủ trương giãn cách nhưng lại để các đám đông tụ tập, chen chúc như vậy rất nguy hiểm. Chỉ cần trong số những người kiểm soát hay trong đám đông có Fo thì sự lây lan khó kiểm soát. Việc lực lượng chức năng tiếp xúc, kiểm tra giấy đi đường như hiện nay cũng có rất nhiều rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Thực tế cũng đã có những người ngồi ở chốt vùng xanh, chống kiểm soát bị mắc Covid-19 và lây lan cho nhiều người. Chúng ta rất nên dùng máy để kiểm tra, mỗi chốt có một cái máy scan (loại này chi phí không lớn)” - TS.Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Giấy đi đường cần cấp online và có máy kiểm tra

Theo TS Hùng, chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vậy nên giấy đi đường cần cấp online. Người dân không phải lên phường hay ra đồn công an mà chỉ cần gửi đơn kèm các thông tin. UBND hay công an cấp online và người nhận chỉ cần có điện thoại là nhận được.

“Tôi đi hội sách Frankfurt, London và các hội nghị trên thế giới hiện nay họ đều cấp mã online, không cần đi đâu, không cần gặp ai. Như vậy đỡ nhũng nhiễu, không tốn kém, không mất thời gian mà lại công khai, minh bạch. Còn đối với việc cấp  giấy phép, chỉ cần công dân làm đơn gửi ra phường, phường cấp cho một mã qua điện thoại, người dân chỉ cần quẹt mã là xong. Tại sao thời đại công nghệ mà chúng ta vẫn có giấy có con dấu, rồi vừa QR Code, như vậy là vừa 4.0 vừa 0.4? Cấp nào cấp cũng cần có thủ tục đơn giản. Quan trọng nhất là người dân không phải lên phường, không phải gặp gỡ, tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay” - TS Hùng nêu ý kiến.

TS Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, chủ trương xét nghiệm Covid-19 cho người dân là rất quan trọng và cần thiết. Việc tiêm vaccine cũng vậy, nó là chìa khóa quan trọng để kiểm soát dịch bệnh và dần tiến tới việc “nới lỏng giãn cách” cũng như “sống chung với Covid”. Tuy nhiên, những việc này phải đảm bảo bắt buộc quy định về giãn cách, đủ 2m.

“Cơ quan y tế đã nghiên cứu và khuyến cáo về khoảng cách giãn cách, chúng ta nên thực hiện nghiêm. Cùng với đó, phải có biện pháp bảo vệ cho nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm và tiêm vaccine. Khi người đến xét nghiệm và tiêm là F0 thì nhân viên y tế rất có thể bị lây nhiễm. Khi nhân viên y tế bị lây nhiễm sẽ rất nguy hiểm vì họ là người tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân” - ông Hùng đề xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người mở ATM rút gạo “bằng chân” khởi động lại dự án giúp người nghèo
Người mở ATM rút gạo “bằng chân” khởi động lại dự án giúp người nghèo

VOV.VN - Năm 2020, dự án ATM rút gạo miễn phí “bằng chân” đã giúp hơn 1.000 tấn gạo cho hàng chục ngàn bà con nghèo trong cả nước. Năm nay, dự án sẽ được khởi động lại, không chỉ giúp người Việt khó khăn ở trong nước mà cả ở nước ngoài

Người mở ATM rút gạo “bằng chân” khởi động lại dự án giúp người nghèo

Người mở ATM rút gạo “bằng chân” khởi động lại dự án giúp người nghèo

VOV.VN - Năm 2020, dự án ATM rút gạo miễn phí “bằng chân” đã giúp hơn 1.000 tấn gạo cho hàng chục ngàn bà con nghèo trong cả nước. Năm nay, dự án sẽ được khởi động lại, không chỉ giúp người Việt khó khăn ở trong nước mà cả ở nước ngoài

Người mở ATM miễn phí rút gạo “bằng chân” và cách “chặn” kẻ tham
Người mở ATM miễn phí rút gạo “bằng chân” và cách “chặn” kẻ tham

VOV.VN - VOV.VN phỏng vấn TS Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books, người mở ATM rút gạo “bằng chân” ở Hà Nội.

Người mở ATM miễn phí rút gạo “bằng chân” và cách “chặn” kẻ tham

Người mở ATM miễn phí rút gạo “bằng chân” và cách “chặn” kẻ tham

VOV.VN - VOV.VN phỏng vấn TS Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books, người mở ATM rút gạo “bằng chân” ở Hà Nội.

Bất cập về mẫu giấy đi đường mới của Hà Nội
Bất cập về mẫu giấy đi đường mới của Hà Nội

VOV.VN - Nhiều người cho rằng họ cảm thấy rất mệt mỏi khi phải liên tục thay đổi giấy đi đường và cập nhật các điều kiện theo yêu cầu mới về chống dịch của TP Hà Nội.

Bất cập về mẫu giấy đi đường mới của Hà Nội

Bất cập về mẫu giấy đi đường mới của Hà Nội

VOV.VN - Nhiều người cho rằng họ cảm thấy rất mệt mỏi khi phải liên tục thay đổi giấy đi đường và cập nhật các điều kiện theo yêu cầu mới về chống dịch của TP Hà Nội.

Đà Nẵng sử dụng giấy đi đường bằng QRcode tiện lợi, không ùn ứ
Đà Nẵng sử dụng giấy đi đường bằng QRcode tiện lợi, không ùn ứ

VOV.VN - Hôm nay (6/9), ngày thứ 2, thành phố Đà Nẵng thực hiện quyết định nới lỏng chuyển sang trạng thái chống dịch mới và là ngày đầu tiên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một số ngành nghề đi làm trở lại.

Đà Nẵng sử dụng giấy đi đường bằng QRcode tiện lợi, không ùn ứ

Đà Nẵng sử dụng giấy đi đường bằng QRcode tiện lợi, không ùn ứ

VOV.VN - Hôm nay (6/9), ngày thứ 2, thành phố Đà Nẵng thực hiện quyết định nới lỏng chuyển sang trạng thái chống dịch mới và là ngày đầu tiên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một số ngành nghề đi làm trở lại.

Nữ F0 bị khủng hoảng tâm lý, nghĩ mình “sắp chết” đã khỏi bệnh như thế nào?
Nữ F0 bị khủng hoảng tâm lý, nghĩ mình “sắp chết” đã khỏi bệnh như thế nào?

VOV.VN - “Có rất nhiều người mắc Covid-19 và bị khủng hoảng tâm lý, khiến bệnh thêm trở nặng, nhiều khi diễn biến khó lường” - bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt cho biết.

Nữ F0 bị khủng hoảng tâm lý, nghĩ mình “sắp chết” đã khỏi bệnh như thế nào?

Nữ F0 bị khủng hoảng tâm lý, nghĩ mình “sắp chết” đã khỏi bệnh như thế nào?

VOV.VN - “Có rất nhiều người mắc Covid-19 và bị khủng hoảng tâm lý, khiến bệnh thêm trở nặng, nhiều khi diễn biến khó lường” - bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt cho biết.