Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa LB Nga và CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 nhằm định hướng cho hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Nhân chuyến thăm này, Chủ tịch nước Nguyên Xuân Phúc đã chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các tập đoàn, doanh nghiệp và địa phương trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, xuất nhập khẩu nông sản…. Chủ tịch nước cũng dự lễ công bố các đường bay thẳng đầu tiên đến châu Âu của hãng hàng không Vietjet.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định tính chất đặc biệt của mối quan hệ song phương được vun đắp bởi Lãnh tụ Fidel Castro Ruz, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Raul Castro Ruz và các thế hệ lãnh đạo của hai nước, được củng cố trên cơ sở tình đoàn kết, sự ngưỡng mộ lẫn nhau và sự tương đồng về lý tưởng và các nguyên tắc cao đẹp. Việt Nam và Cuba nhất trí mở rộng, thắt chặt và làm sâu sắc mối quan hệ anh em, đoàn kết và hợp tác toàn diện nhằm đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới. 

Hai nước cũng ký kết một số văn kiện hợp tác, trong đó có kế hoạch hành động chương trình nghị sự kinh tế trung hạn; các thỏa thuận hợp tác tư pháp, y tế, thủy sản, nông nghiệp, an ninh mạng…

Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ra Tuyên bố chung gồm 16 điểm, nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải ưu tiên tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ song phương theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Chủ tịch nước tham dự Lễ động thổ dự án xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Campuchia trị giá 25 triệu USD.

Ảnh: TTXVN

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin đều khẳng định, hai nước nhất trí sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Việt Nam - Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Thụy Sỹ mong muốn ký kết một Hiệp định FTA tương tự như Việt Nam đã ký với Liên minh châu Âu, qua đó sẽ loại bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa hai nước.

Tại Ganeva, Chủ tịch nước cũng gặp gỡ, làm việc với các tổ chức đa phương là Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) Chủ tịch liên đoàn bóng đa quốc tế (FIFA).

Phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Khoá 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế; bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao vai trò của các tổ chức Liên Hợp Quốc và các cơ chế đa phương, nhất là COVAX trong thúc đẩy tiếp cận công bằng vaccine và thuốc điều trị COVID-19.

Hai bên nhận định, quan hệ Việt- Nhật phát triển vượt bậc những năm gần đây và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử.

Hai nước đã ra Tuyên bố chung gồm 29 điểm nhất trí thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: phòng chống dịch bệnh Covid-19, hợp tác quốc phòng - an ninh, phục hồi kinh tế sau đại dịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp, hợp tác kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước....

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Pháp chứng kiến lễ ký kết, trao nhận gần 40 thỏa thuận hợp tác và thỏa thuận kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều thỏa thuận, dự án có ý nghĩa và giá trị lớn. Một trong những ưu tiên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập nhiều trong các cuộc trao đổi là quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế, nhất là về phòng chống dịch bệnh, phát triển y tế dự phòng.

Một trong những ưu tiên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập nhiều trong các cuộc trao đổi là quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế, nhất là về phòng chống dịch bệnh, phát triển y tế dự phòng.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra các ưu tiên của ASEAN lúc này là tập trung kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi, xử lý ổn thỏa các vấn đề nảy sinh, giữ vững vai trò trung tâm, uy tín và vị thế của ASEAN. Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định ưu tiên của Việt Nam là thắt chặt và củng cố đoàn kết, tương trợ với các quốc gia thành viên ASEAN.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai thông điệp chính: Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân.

Bên cạnh đó, cam kết mạnh mẽ liên quan đến việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam đã được nhiều lãnh đạo các nước, các đối tác chia sẻ và đánh giá cao.

Ấn Độ khẳng định: Việt Nam đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách "Hành động hướng Đông" cũng như một đối tác trọng yếu trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ trao 11 thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ trong các lĩnh vực Y tế, hợp tác sản xuất thuốc và vaccine, cung cấp nguyên liệu dược phẩm...

Hai bên ủng hộ việc nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc” dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.

Hai nước khẳng định nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng cán cân thương mại; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam.   

WCSP5:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ trong chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, Việt Nam luôn xác định không đánh đổi môi trường cũng như sức khỏe của người dân để lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mà luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai,… 

Ảnh: TTXVN

Nghị viện châu Âu (EP):

Để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại một cách toàn diện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn EP có tiếng nói để Nghị viện các nước chưa phê chuẩn EVIPA sẽ sớm phê chuẩn hiệp định quan trọng này, nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để thực thi EVFTA một cách hiệu quả nhất.

Bỉ:

Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng các lãnh đạo Bỉ, Liên minh châu Âu (EU) đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-EU và quan hệ nhiều mặt Việt Nam-Bỉ lên tầm cao mới.

Phần Lan:

Nhất trí làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước nhất là trong các lĩnh vực hai bên đã có nền tảng hợp tác như kinh tế - thương mại, giáo dục đào tạo, lập pháp….

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026. Chuyến thăm góp phần khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của cả hai nước, đặc biệt coi trọng giữ gìn và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội hai nước nhất trí sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước, thúc đẩy một số nội dung hợp tác quan trọng như: phối hợp chặt chẽ giám sát và tạo thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định Hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và các Hiệp định khác.

Thứ Bảy, 09:32, 01/01/2022