Nga, Mỹ có thể bắt tay để cùng tiêu diệt phiến quân IS

VOV.VN - Ở vào thời điểm khi cùng phải đối mặt với mối đe dọa từ IS, Nga và Mỹ có thể dẹp bỏ bất đồng để hợp tác chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay có thể đã làm mất đi những cơ hội hợp tác giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố - lĩnh vực vốn đã nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy Nga và phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng có thể tìm thấy tiếng nói chung trong việc chống lại mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Phiến quân IS diễu hành trên đường phố khi chiếm được thành phố Mosul, Iraq (Ảnh: AP)

Mỹ không “nuốt trôi cục tức” nhưng cũng không thể một mình đối phó với IS

Những thước phim được phát trên truyền hình ghi lại cảnh phiến quân Hồi giáo giết chết người Mỹ; cảnh cướp bóc gần Đại sứ quán Mỹ, nhân viên ngoại giao buộc phải sơ tán; đặc biệt là video clip hành quyết công khai công dân Mỹ James Foley và Steven Sotloff… được xem là một sự xúc phạm ghê gớm đối với thể diện của nước Mỹ và các chính trị gia nước này không thể không có những hành động đáp trả.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, trong cuộc thăm dò do Wall Street Journal và NBC News tiến hành sau khi Tổng thống Obama có bài phát biểu trước toàn dân về nguy cơ từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo, 61% những người được hỏi ủng hộ quyết định của Tổng thống Obama tiến hành chiến dịch quân sự chống lại IS tại Iraq và Syria. Điều này cũng cho thấy họ không tha thứ cho hành động xúc phạm đến nước Mỹ của IS.

Vấn đề đặt ra hiện nay là Mỹ liệu có sẵn sàng để huy động tất cả các các lực lượng và nguồn lực của mình để đối phó với phiến quân IS tại Iraq và Syria? Bản thân Tổng thống Mỹ Obama cũng đã bày tỏ quan điểm rằng, nhiệm vụ của Mỹ là tiêu diệt tổ chức IS tại Iraq và Syria nhưng bằng cách sử dụng nguồn lực hạn chế là thực hiện các cuộc không kích.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ không đủ khả năng để gửi một số lượng lớn binh tới tham chiến tại Iraq và Syria bởi nó đòi hỏi phải có nguồn kinh phí đáng kể - điều mà Quốc hội Mỹ có thể sẽ không sẵn sàng thông qua. Bản thân ông Obama cũng đã nói rõ ở phần cuối bài phát biểu của mình rằng, Mỹ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột kéo dài.

Chính vì vậy, giải pháp để đối phó và tiến tới tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo mà chính quyền Obama lựa chọn là kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống lại IS. Cho đến nay, Mỹ có vẻ đã thành công trong việc quy tụ được hơn 40 quốc gia, trong đó có những quốc gia tại Trung Đông tham gia vào liên minh này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với liên minh hiện nay là làm sao để giải quyết những bất đồng nội bộ gay gắt giữa các nước liên quan và quy tụ thêm được các quốc gia có vai trò then chốt trong cuộc chiến chống khủng bố này.

Xem thêm: Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

Bên cạnh đó theo các nhà phân tích, một điều dễ nhận thấy là khác với hai cuộc chiến năm 1991 và năm 2003 do Mỹ phát động chống lại chế độ cầm quyền Iraq, trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo lần này, Mỹ và các nước đồng minh sẽ phải đối đầu với một tổ chức thánh chiến cực đoan, thiện chiến, được trang bị tốt, có nguồn tài chính dồi dào và thành viên đông đảo, trong đó có hàng nghìn công dân phương Tây.

“Chiến dịch chống khủng bố này sẽ là một nỗ lực lâu dài và không ngừng nghỉ để tiêu diệt tổ chức IS ở bất kỳ nơi nào chúng hiện diện”, ông Obama đã cho biết như vậy trong bài phát biểu trước toàn dân Mỹ. Điều này cũng cho thấy cuộc chiến chống IS sẽ rất khó khăn và có thể kéo dài nhiều năm, đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự hợp tác toàn diện. Điều trớ trêu hiện nay là chính đội quân tinh nhuệ của Tổng thống Syria Bashar al- Assad - người mà Mỹ không thừa nhận và đang muốn lật đổ - đang chiến đấu chống lại phiến quân tại Syria lại là nhân tố có thể giúp Mỹ đánh bại IS.

Một tài khoản của phiến quân Nhà nước Hồi giáo trên mạng xã hội

IS dùng mạng xã hội để truyền bá tư tưởng thánh chiến tại Nga

Các phần tử thánh chiến IS không chỉ là mối đe dọa đối với Mỹ và phương Tây mà còn là mối đe dọa với Nga. Xét về mặt địa lý, không giống như Mỹ, Iraq và Syria gần với Nga hơn, chính vì vậy các phần tử này cũng dễ thâm nhập vào Nga hơn Mỹ.

Các phần tử thánh chiến đã đưa ra lời đe dọa Nga và tuyên bố chúng sẽ "giải phóng Chechnya" và có vẻ như một cuộc cuộc chiến tranh ở Bắc Kavkaz đang được chúng phát động.

Để thực hiện được điều này, IS đang tích cực sử dụng các mạng xã hội nhằm truyền bá tư tưởng thánh chiến và mạng xã hội VKontakte tại Nga được xem là nền tảng quan trọng.

Trên mạng xã hội VKontakte, các phần tử thánh chiến thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã thành lập các tài khoản riêng trong đó miêu tả tỉ mỉ sự thành công trong việc xây dựng Nhà nước Hồi giáo Caliphate tại các vùng đất mà IS chiếm đóng, việc hành quyết những kẻ “phản bội thánh Allah”…

Cũng trên mạng xã hội VKontakte, những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo đang kêu gọi quyên góp ủng hộ về tài chính để tiến hành các hoạt động quân sự tại Iraq và Syria. Tại đây những người ủng hộ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ làm cách nào để có thể chuyển tiền vào tài khoản của Nhà nước Hồi giáo.

Xem thêm: “Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

Hiện nay, người sử dụng các mạng xã hội toàn cầu đa phần là thanh niên ở độ tuổi từ 14 - 25 tuổi - những người dễ bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền, đặc biệt là những thanh niên Hồi giáo. Chính vì vậy, mạng xã hội là là nơi được lãnh đạo tổ chức IS tích cực sử dụng để truyền bá tư tưởng thánh chiến và tuyển mộ tín đồ.

Thực tế, lãnh đạo IS có vẻ như đã nhận biết tính hiệu quả mà các mạng xã hội và các công cụ Internet khác mang lại. Những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng mùa Xuân Arab giai đoạn 2011-2013 dẫn đến sự sụp đổ của một loạt chế độ ở Ai Cập, Tunisia, Yemen và Libya.

Theo một số nguồn tin được phương tiện truyền thông đăng tải, IS đang tuyển mộ và trả lương cho các chuyên gia IT. Những người này phụ trách việc tải lên mạng các đoạn video tuyên truyền về IS, truyền bá các tài liệu và kêu gọi thánh chiến trên các mạng xã hội toàn cầu.

Những người trẻ tuổi là động lực chính cho "cuộc cách mạng mùa Xuân Arab" và có bằng chứng cho thấy rằng những thông tin như vậy được đăng tải trên mạng xã hội VKontakte. Đây có thể là những phương thức mới để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố sử dụng những công cụ thông tin hiện đại mà al-Qaeda đã không sử dụng tại thời điểm cách đây 15-20 năm và đây được xem là mối đe dọa lớn nhất mà IS có thể gây ra.

Nhiều người dân trên thế giới đã xuống đường biểu tình yêu cầu chặn đứng sự bành trưởng của IS (Ảnh: AFP)

Nga - Mỹ có thể tìm thấy điểm chung trong cuộc chiến chống IS

Theo các nhà phân tích, cả Mỹ và Nga nên xem xét một cách nghiêm túc nguy cơ đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo khi hoạch định chính sách ngoại giao dài hạn của họ. Trên thực tế, đã có dấu hiệu cho thấy điều này đang diễn ra.

Ngày 16/9 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng ủng hộ sáng kiến của Tổng thống Pháp Francois Hollande tổ chức Hội nghị quốc tế về hòa bình và an ninh cho Iraq, đồng thời kêu gọi các thành viên của Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu thể hiện “sự đoàn kết thực sự”. Nga cũng cho thấy sẵn sàng hỗ trợ đối với bất kỳ nghị quyết nào của Liên Hợp Quốc cho phép Mỹ thực hiện các cuộc không kích ở Trung Đông và Bắc Phi để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

Theo dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ gặp nhau bên lề phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York (Mỹ). Tại cuộc gặp này, hai bên sẽ thảo luận về khả năng Nga đóng góp về quân sự để chống lại phiến quân IS.

Cuộc đấu tranh chống lại mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo cũng là chủ đề chính trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga - Mỹ ngày 21/9 vừa qua theo đề nghị của phía Mỹ. Mục đích của cuộc điện đàm này nhằm thảo luận việc Nga đóng vai trò như thế nào trong liên minh chống lại IS. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của những hành động phối hợp của cộng đồng quốc tế, không có tiêu chuẩn kép trong cuộc đấu tranh chống mối đe dọa này, đồng thời kêu gọi không xuyên tạc sự thật về vấn đề Syria.

Trên thực tế, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang nổi lên như một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với cả Mỹ và Nga mặc dù vẫn có một số chuyên gia cho rằng mối đe dọa này đã được thổi phồng quá mức. Hiện Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát khoảng 30% lãnh thổ Syria và một diện tích tương đương như vậy tại Iraq. Phần lãnh thổ mà tổ chức này kiểm soát bằng với diện tích của nước Bỉ.

Theo ước tính, tổ chức này quy tụ được khoảng 90.000 tay súng. Đây là một lực lượng quân sự đáng kể có cấu trúc rất bền vững, trung thành đến mức cuồng tín đối với thủ lĩnh của mình và rất tàn ác. Tổ chức này cũng có nguồn tài chính đáng kể với số tiền 2 tỷ USD trong ngân quỹ. Các chiến binh của IS cũng đã lên tiếng đe dọa đối với an ninh của cả Mỹ và Nga.

Tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu chiến của Mỹ bắn vào các mục tiêu của IS tại Syria (Ảnh Reuters)

Xem thêm: IS “tự chủ” về tài chính bằng cách nào?

Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể đẩy Nga và Mỹ về “hai bên chiến tuyến” nhưng các nhà phân tích vẫn cho rằng sự hợp tác giữa Washington và Moscow trong cuộc chiến chống IS là cần thiết vào thời điểm hiện nay.

Trên thực tế, các hoạt động khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã vượt ra khỏi phạm vi đơn thuần là một mối đe dọa trong khu vực. Với ý tưởng thành lập Nhà nước Hồi giáo Caliphate và “xuất khẩu chiến tranh khủng bố” vào lãnh thổ của các nước khác, trong đó có Mỹ và Nga, IS sẽ trở thành một vấn đề toàn cầu khi tổ chức này hào phóng tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố dựa trên nguồn lực tài chính dồi dào từ nguồn thu từ hoạt động thương mại dầu mỏ bất hợp pháp.

Theo các chuyên gia, Mỹ và Nga có một số lĩnh vực có thể hợp tác như chia sẻ thông tin tình báo về IS, hợp tác giữa các đơn vị trong quân đội cũng như tham gia các cuộc tập trận chung giữa các nước bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố từ IS.

Sự hợp tác giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới có thể mang lại hiệu quả trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Tuy nhiên sự hợp tác như vậy không đồng nghĩa với việc Nga sẽ gửi quân đội của mình như là một phần của liên minh quốc tế chống IS. Điều có thể xảy ra là Nga sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Tổng thống Syria Bashar Assad để thúc giục quân đội nước này hành động dứt khoát hơn trong cuộc chiến chống lại các chiến binh IS trên lãnh thổ Syria. Đây có lẽ là cách hỗ trợ tốt nhất đối với Washington trong cuộc chiến chống lại IS.

Trong cuộc chiến chống IS, không thể không đề cập tới Iran. Nga có thể dùng quan hệ hợp tác sẵn có với Tehran để hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Bên cạnh đó, việc có thể đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran vào ngày 25/11 tới đây và việc Mỹ có thể dỡ bỏ cấm vận với Iran sẽ khiến Mỹ tranh thủ được sự ủng hộ của một đồng minh quan trọng của Syria tại Trung Đông.

Theo các nhà phân tích, cũng giống như việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, các cuộc đàm phán ngoại giao song phương ở cấp cao nhất giữa Nga và Mỹ là rất cần thiết để nối lại sự hợp tác giữa hai nước về chống khủng bố toàn cầu. Bên cạnh đó, thay vì đưa ra cáo buộc lẫn nhau trong việc hỗ trợ chế độ Bashar Assad hay phe đối lập ở Syria, hai bên có thể đồng ý về cách thức cụ thể trong việc hợp tác chống lại mối đe dọa chung mang tên IS./.

Xem thêm: Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS
Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

IS - “quả đắng” của chính sách chia rẽ Hồi giáo?
IS - “quả đắng” của chính sách chia rẽ Hồi giáo?

VOV.VN - Nhận định này của nhà nghiên cứu Yasir Qahir, Viện nghiên cứu đạo Hồi tại Mumbai, Ấn Độ đang gây tranh cãi trong giới phân tích những ngày qua.

IS - “quả đắng” của chính sách chia rẽ Hồi giáo?

IS - “quả đắng” của chính sách chia rẽ Hồi giáo?

VOV.VN - Nhận định này của nhà nghiên cứu Yasir Qahir, Viện nghiên cứu đạo Hồi tại Mumbai, Ấn Độ đang gây tranh cãi trong giới phân tích những ngày qua.

Liên minh chống IS- làm sao để biến cam kết thành hành động?
Liên minh chống IS- làm sao để biến cam kết thành hành động?

VOV.VN -Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi hành động quân sự, gọi IS là "một nhóm khủng bố không thể thương lượng".

Liên minh chống IS- làm sao để biến cam kết thành hành động?

Liên minh chống IS- làm sao để biến cam kết thành hành động?

VOV.VN -Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi hành động quân sự, gọi IS là "một nhóm khủng bố không thể thương lượng".

IS “tự chủ” về tài chính bằng cách nào?
IS “tự chủ” về tài chính bằng cách nào?

VOV.VN - IS có khả năng tự kiếm tiền, tự cung cấp tài chính trên quy mô lớn, đồng thời cũng tích cực khai thác từ nguồn tài trợ của bên ngoài.

IS “tự chủ” về tài chính bằng cách nào?

IS “tự chủ” về tài chính bằng cách nào?

VOV.VN - IS có khả năng tự kiếm tiền, tự cung cấp tài chính trên quy mô lớn, đồng thời cũng tích cực khai thác từ nguồn tài trợ của bên ngoài.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng
“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

Kẻ cầm đầu IS có bằng Tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad
Kẻ cầm đầu IS có bằng Tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad

Thủ lĩnh IS có bằng tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad. Y khét tiếng lắm mưu nhiều mẹo và vô cùng tàn độc.

Kẻ cầm đầu IS có bằng Tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad

Kẻ cầm đầu IS có bằng Tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad

Thủ lĩnh IS có bằng tiến sĩ Đại học Hồi giáo Baghdad. Y khét tiếng lắm mưu nhiều mẹo và vô cùng tàn độc.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại
Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS
Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Mỹ cho rằng, cần xây dựng một liên minh quốc tế rộng rãi nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt các mối đe dọa từ IS.

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Mỹ cho rằng, cần xây dựng một liên minh quốc tế rộng rãi nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt các mối đe dọa từ IS.

Càng chống khủng bố, bất đồng giữa Mỹ - thế giới Hồi giáo càng sâu
Càng chống khủng bố, bất đồng giữa Mỹ - thế giới Hồi giáo càng sâu

VOV.VN - Phần lớn người Mỹ vẫn thích thi hành chính sách “cây gậy” ở Trung Đông, làm nảy sinh mâu thuẫn với thế giới Hồi giáo. 

Càng chống khủng bố, bất đồng giữa Mỹ - thế giới Hồi giáo càng sâu

Càng chống khủng bố, bất đồng giữa Mỹ - thế giới Hồi giáo càng sâu

VOV.VN - Phần lớn người Mỹ vẫn thích thi hành chính sách “cây gậy” ở Trung Đông, làm nảy sinh mâu thuẫn với thế giới Hồi giáo. 

Điều ẩn sâu sau cuộc khủng hoảng Iraq
Điều ẩn sâu sau cuộc khủng hoảng Iraq

VOV.VN - Tình hình Iraq hỗn loạn như hiện nay là hệ quả của nhiều lần phương Tây mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông nói chung, Syria-Iraq-Iran nói riêng.

Điều ẩn sâu sau cuộc khủng hoảng Iraq

Điều ẩn sâu sau cuộc khủng hoảng Iraq

VOV.VN - Tình hình Iraq hỗn loạn như hiện nay là hệ quả của nhiều lần phương Tây mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông nói chung, Syria-Iraq-Iran nói riêng.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên
Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.