Tân Nhàn muốn trở thành Nhà giáo Nhân dân hơn là Nghệ sĩ Nhân dân

VOV.VN - Với Tân Nhàn, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân là vinh dự của người nghệ sĩ, nhưng Nhà giáo Nhân dân mới thực sự là khát vọng, là đích đến cho sự nghiệp của cô.

Sinh ra ở Hà Nam, ngay từ nhỏ, những làn điệu dân ca, hát chèo, hát xẩm đã thấm đưỡm tâm hồn Tân Nhàn. Sớm thành công trên con đường nghệ thuật với dòng nhạc dân gian, Tân Nhàn có thể phát triển sở trường của mình. Nhưng, cô lại chưa bao giờ thôi đau đáu với nghệ thuật truyền thống.

Năm 2013, Tân Nhàn ra mắt album “Yếm đào xuống phố” kết hợp cùng nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, kết hợp xẩm, chèo, quan họ trên nền nhạc Jazz. Một cách hát âm nhạc truyền thống thân quen nhưng mới lạ, đầy hơi thở thời đại đã đưa các bài dân ca truyền thống xuống phố, len lỏi giữa những chật chội của phố phường để vang lên.

Sau đó, Tân Nhàn có một sự chuyển mình khéo léo, tinh tế khi ra mắt “Níu dải lụa đào” năm 2018. Album cho thấy sự khắc khoải với âm nhạc truyền thống một cách rõ nét của Tân Nhàn. Tân Nhàn cho rằng, âm nhạc truyền thống chính là gốc rễ của văn hóa, là cái nôi của sự phát triển, vì vậy, dù có phát huy, phát triển đến đâu thì cô vẫn muốn người nghe không được quên những câu ca cổ. Đó chính là hồn cốt của dân tộc...

Trên con đường âm nhạc của Tân Nhàn, có một khía cạnh không thể không nhắc đến, và cũng là khía cạnh mà Tân Nhàn đặc biệt coi trọng trong sự nghiệp của mình,  đó là sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nhiều người từng hỏi Tân Nhàn muốn trở thành Nghệ sĩ nhân dân (NSND) hay Nhà giáo Nhân dân, Tân Nhàn bảo, ước muốn của cô là được trở thành Nhà giáo Nhân dân. Với Tân Nhàn, danh hiệu NSND là vinh dự của người nghệ sĩ, nhưng Nhà giáo Nhân dân mới thực sự là khát vọng, là đích đến cho sự nghiệp của cô. Từ khi mới vào nghề, Tân Nhàn đã xây cho mình một nguyện ước sẽ là người truyền kiến thức, truyền tình yêu âm nhạc đến thế hệ kế cận, tìm kiếm và đào tạo nên những tài năng mới để có được lớp lớp tài năng cho nền âm nhạc Việt Nam.

 “Làm Nhà giáo Nhân dân với Tân Nhàn quan trọng hơn rất nhiều. Nhiều người nói với tôi là nghệ sĩ nổi tiếng thì đi hát kiếm tiền đi, dạy học làm gì cho vất vả, tiền lương được bao nhiêu đâu. Nhưng tôi muốn được cống hiến cho nghề đào tạo, bởi muốn được định hướng cho sinh viên trên con đường nghệ thuật. Tôi đặc biệt muốn được truyền đến cho sinh viên cả tình yêu âm nhạc truyền thống luôn cháy như ngọn lửa trong trái tim tôi nữa.

Tôi muốn các bạn trẻ hôm nay dù có bay cao, bay xa đến đâu thì cũng phải nhớ đến cội nguồn, gốc gác của mình, đó chính là âm nhạc, là văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó phát huy và gìn giữ nó. Chính vì vậy, tôi luôn phấn đấu nỗ lực hết mình để nghiên cứu, học tập để có thể toại nguyện giấc mơ của mình”- Tân Nhàn chia sẻ.

Bên ngoài câu chuyện về âm nhạc, về nhiệt huyết trong vai trò người thầy, Tân Nhàn không giấu chuyện mình may mắn là một trong số những nghệ sĩ dòng nhạc dân gian có thể sống bằng nghề một cách rất thảnh thơi. “Tôi không giấu rằng mình có mức thù lao tốt trong những nghệ sĩ dòng nhạc chính thống, nên có thể sống đàng hoàng với nghề và đủ sức để đầu tư cho nghệ thuật. Một tháng không cần chạy show 30 ngày, chỉ chạy show 3 ngày tôi cũng có thể nuôi sống mình và nuôi nghề. Tôi sẽ tiếp tục con đường tôn vinh âm nhạc truyền thống và cống hiến hết tâm sức của mình cho các thế hệ học trò- tương lai của nền nghệ thuật nước nhà", nữ ca sĩ nói thêm.

Sắp tới, chương trình "Con đường âm nhạc" số mở màn năm 2023 sẽ khắc hoạ chân dung của ca sĩ Tân Nhàn, không chỉ là một nghệ sĩ nổi tiếng với dòng nhạc dân gian mà còn hát nhạc truyền thống bằng hơi thở của thời đại, luôn nỗ lực tôn vinh và phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam.

"Con đường âm nhạc" được chia thành 2 phần với những ca khúc mang âm hưởng dân gian gắn với tên tuổi nữ ca sĩ như "Trăng khuyết" (Huy Thục), "Ở hai đầu nỗi nhớ" (Phan Huỳnh Điểu), "Tình đất" (Tuấn Phương), "Hai quê" (Đinh Miên Vũ). Ngoài ra, còn có những bài dân ca nổi bật như "Đào liễu", ''Duyên phận phải chiều'' (chèo cổ), ''Tương phùng tương ngộ'' (dân ca quan họ Bắc Ninh), ''Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa'', ''Cô đôi thượng ngàn'' (hát văn). 

Chương trình sẽ diễn ra 20h00 ngày 2/4 tại Cung Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tân Nhàn mặc hanbok, hát dân ca xứ Hàn ngọt lịm
Tân Nhàn mặc hanbok, hát dân ca xứ Hàn ngọt lịm

VOV.VN - Tân Nhàn đã bỏ công học tiếng Hàn Quốc suốt mùa dịch để hát bài "Arirang" - được coi là "dân ca quốc dân" xứ kim-chi.

Tân Nhàn mặc hanbok, hát dân ca xứ Hàn ngọt lịm

Tân Nhàn mặc hanbok, hát dân ca xứ Hàn ngọt lịm

VOV.VN - Tân Nhàn đã bỏ công học tiếng Hàn Quốc suốt mùa dịch để hát bài "Arirang" - được coi là "dân ca quốc dân" xứ kim-chi.

Tân Nhàn ròng rã 2 năm làm MV chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt "Công cha ngãi mẹ sinh thành"
Tân Nhàn ròng rã 2 năm làm MV chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt "Công cha ngãi mẹ sinh thành"

VOV.VN - MV "Công cha ngãi mẹ sinh thành" của Tân Nhàn được giới chuyên môn đánh giá cao, với sự hòa quyện đặc sắc của tinh hoa âm nhạc, nghệ thuật truyền thống Việt và nhạc giao hưởng.

Tân Nhàn ròng rã 2 năm làm MV chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt "Công cha ngãi mẹ sinh thành"

Tân Nhàn ròng rã 2 năm làm MV chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt "Công cha ngãi mẹ sinh thành"

VOV.VN - MV "Công cha ngãi mẹ sinh thành" của Tân Nhàn được giới chuyên môn đánh giá cao, với sự hòa quyện đặc sắc của tinh hoa âm nhạc, nghệ thuật truyền thống Việt và nhạc giao hưởng.