Xóa "lợi ích nhóm" trong xây dựng chính sách, pháp luật

VOV.VN - Quá trình xây dựng, hoàn thiện một văn bản pháp luật hay một chính sách đòi hỏi phải nắm bắt ý kiến từ nhiều phía một cách minh bạch, công khai. Nhưng thực tế có hiện tượng “lợi ích nhóm” khi xây dựng văn bản pháp luật và nó cần được kiểm soát.

Xuất phát từ mong muốn có được lợi ích cho cá nhân cũng như cho nhóm lợi ích của mình, người ta thường sử dụng mọi hình thức vận động tác động đến các mối quan hệ, đến những người có chức vụ, quyền hạn để có thể ban hành những quyết sách giúp họ đạt được mục đích. Những người có năng lực về tài chính tìm cách móc nối kết hợp gây ảnh hưởng, áp lực tới một số người hoặc một nhóm người của một tổ chức liên quan đến việc thông qua một quyết định cần thiết của Chính phủ. Đây chính là hình thức vận động hành lang. Hay nói cách khác, vận động hành lang là những hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình ra những quyết định của giới công quyền, và nó, hiện đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Vận động hành lang là một thực tế diễn ra trong đời sống chính trị, phát triển “đồng hành” cùng với sự phát triển của hệ thống chính trị tại mỗi quốc gia. Còn ở Việt Nam, quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuân theo quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể: các cơ quan Nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để nghiên cứu, tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất, sau khi được luật hóa, sẽ phù hợp và đáp ứng được thực tiễn cuộc sống. Quy trình này đã được triển khai nhưng dường như hiệu quả chưa cao và không phải người dân nào cũng đủ trình độ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong khi đó, chuyện vận động hành lang ở nước ta chưa được chính thức thừa nhận và chưa có quy định cụ thể của pháp luật đối với hoạt động loại này. Thế nhưng, hoạt động vận động “hậu trường” vẫn tồn tại theo nhiều hình thức và dường như tạo môi trường cho tham nhũng, hối lộ phát triển.

Thực tế, các hoạt động vận động chính sách do không được kiểm soát có tính hệ thống và chưa được luật hóa thông qua các quy định cụ thể nên trong nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau, nó đã trở thành đầu mối chính cho các tiêu cực xã hội như tham nhũng, quan liêu, sự câu kết giữa các gian thương và một một phận cán bộ biến chất nhằm lũng đoạn thị trường, giành đặc quyền đặc lợi cho cá nhân. Nguy hiểm hơn, vận động hành lang còn được hiểu là một kiểu “chạy”, từ chạy dự án đến chạy chức, chạy quyền…Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt cán bộ cấp cao, thậm chí là cán bộ thuộc Bộ Chính trị, thuộc Trung ương quản lý, vướng vào vòng lao lý vì những quyết định sai lầm của bản thân gây hậu quả nghiêm trọng đối với dân, với nước.

Trong một cuộc họp mới đây, ông Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phát biểu rằng: chưa thể nói gì về lợi ích nhóm tiêu cực nhưng sự cục bộ ngành và lĩnh vực là có. Câu chuyện về dự án Luật Đăng ký bất động sản là ví dụ điển hình: Về dự luật này, năm 2006, Chính phủ khởi động nhằm giúp công khai, minh bạch một phần tài sản cá nhân, là tiền đề để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, đồng thời góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng nhưng các bộ có ý kiến rất khác nhau. Đến tháng 9/2009, khi lãnh đạo Chính phủ quyết định trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng do nhiều các ý kiến khác nhau, có phần do quan điểm nhìn từ lợi ích riêng của các bộ, ngành, đã khiến dự án luật phải dừng lại vô thời hạn.

Trong Kết luận 19 ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đã đặt ra yêu cầu: các cấp, các ngành cần: “Chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật”.

Vậy làm cách nào? Với xu thế hiện nay, vận động hành lang là một nhu cầu có thật và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Nếu vận động hành lang được công khai, minh bạch sẽ thay thế cho “vận động đen”, đi “cửa ngách, cửa sau”, cơ chế “xin cho”… và hạn chế tệ hối lộ, tham nhũng của cán bộ, công chức. Đây là tiến trình tự nhiên để các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội thể hiện chính kiến và vận động, gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp, từ đó khiến họ khi ban hành pháp luật chú ý sao cho phù hợp với lợi ích của cộng động, các nhóm lợi ích và các cá nhân trong xã hội.

Do vậy, thiết nghĩ, việc xây dựng một đạo luật về vận động hành lang là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý, đưa hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của công chúng, của các nhóm lợi ích vào khuôn khổ, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đối với các nhà hoạch định chính sách. Đây cũng là một công cụ pháp lý bổ sung, giúp hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về phòng chống tham nhũng ở nước ta.

Trong một cuộc hội thảo khoa học do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia, cách nhà nghiên cứu chính sách đã phân tích sự cần thiết ban hành Luật này. Tuy nhiên, cần có lộ trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vận động hành lang nhằm đưa hoạt động này vào khung khổ pháp luật, phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế tối đa hoạt động này vì lợi ích nhóm. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ suy thoái dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước rất ngắn
Từ suy thoái dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước rất ngắn

VOV.VN - Tổng Bí thư cho rằng: "Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường".

Từ suy thoái dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước rất ngắn

Từ suy thoái dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước rất ngắn

VOV.VN - Tổng Bí thư cho rằng: "Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường".

Cần có những bản ghi Quốc ca chuẩn thuộc sở hữu toàn dân
Cần có những bản ghi Quốc ca chuẩn thuộc sở hữu toàn dân

VOV.VN - Quốc ca là ca khúc thiêng liêng và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi quốc gia. Do đó, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể cho việc quản lý và sử dụng Quốc ca, đặc biệt về vấn đề bản quyền.

Cần có những bản ghi Quốc ca chuẩn thuộc sở hữu toàn dân

Cần có những bản ghi Quốc ca chuẩn thuộc sở hữu toàn dân

VOV.VN - Quốc ca là ca khúc thiêng liêng và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi quốc gia. Do đó, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể cho việc quản lý và sử dụng Quốc ca, đặc biệt về vấn đề bản quyền.

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên Youtube: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước?
Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên Youtube: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước?

VOV.VN - Sự cố Quốc ca bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ AFF Suzuki Cup 2020 diễn ra tối qua (6/12) tại sân vận động Bishan (Singapore) khiến nhiều người bức xúc.

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên Youtube: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước?

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên Youtube: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước?

VOV.VN - Sự cố Quốc ca bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ AFF Suzuki Cup 2020 diễn ra tối qua (6/12) tại sân vận động Bishan (Singapore) khiến nhiều người bức xúc.