Quan liêu với quá khứ

VOV.VN - Ngày nào mà các vấn đề đối xử cẩu thả với quá khứ còn chưa được mổ xẻ đến cùng thì thảm cảnh phá hoại sẽ diễn ra trên cả hệ thống chứ không riêng một di tích nào cả.

Suốt mấy chục năm chiến tranh, nhiều di sản cũ cũng trở thành nạn nhân như con người. Kế đến là những năm hậu chiến gian khổ, người đang sống lo ăn còn không đủ, lấy đâu tâm huyết và tiền của lo cho người xưa. Bởi vậy nhiều di sản như các thành quách, chùa chiền của chúng ta trong tình trạng đổ nát và cần tôn tạo lại. Nghe tin nơi này nơi kia dựng lại chùa, tô lại tượng ai mà chẳng mừng.

Nhưng không phải hôm nay mà có đến cả chục năm nay, đi đâu tôi cũng gặp tình trạng tôn tạo tùy tiện nhìn vào chỉ còn biết dở khóc dở cười. Tinh thần của công trình cũ không được tôn trọng. Gọi là hiện đại hóa nó, nhưng sự thật là ta làm cho nó trở nên tầm thường lố lăng. Cái phần hồn vía vốn có bay đâu mất cả. Rồi nó vẫn còn đấy mà thân tàn ma dại như đã chết. Không phải ngẫu nhiên có người đã dùng đến chữ bức tử, một sự hiếp đáp quá khứ ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Tại sao lại có tình trạng nói trên? Tôi sẽ chưa nói có khi đó là sự vụ lợi, sở dĩ sự càn rỡ đó vẫn đang tồn tại dài dài, ở đây có những vấn đề chung của văn hóa cộng đồng. Phũ ra mà nói thì là không hiểu biết và kém cỏi. Cụ thể hơn phải nói tới cách hiểu của chúng ta về di sản, ý niệm của chúng ta về thời gian cùng là trình độ tư duy của chúng ta nữa.

Có lần trên đường ghé thăm một ngôi đền, tôi hỏi mấy cụ già sống gần đấy là đền thờ ai, làm từ bao giờ, chẳng cụ nào biết. Thậm chí có cụ chẳng buồn ngẩng mặt lên để trả lời tôi nữa vì cho câu hỏi của tôi là ngớ ngẩn. Thế nhưng khi tôi mới đi được vài bước, chính ông cụ ấy giật giọng gọi lại bằng được: “Này, nhưng mà đền thiêng lắm đấy, trong làng khối người đến cầu rồi làm ăn phát tài phát lộc đủ cả”.

Cách nghĩ như trên không dừng lại ở một hai người, một hai địa phương. Phải nói rằng nó đang chi phối nhiều người. Quá bận bịu với việc hằng ngày, chúng ta sẵn sàng quan liêu với quá khứ, bằng lòng với thói chàng màng trong hiểu biết về nó. Cái sự hời hợt là trên mọi phương diện.

Hời hợt trong sự tìm hiểu thì cũng dễ dãi qua quýt trong sự tái tạo quá khứ.

Người xưa kỹ lưỡng tinh tế trong mọi công việc hằng ngày. Người xưa biết làm văn hóa bằng cái cảm giác thiêng liêng trước sự trường tồn bất tử. Còn chúng ta, trong sự ồn ào của thời hiện đại, chúng ta bằng lòng làm tù nhân của thói vụ lợi và sự dung tục. Khi sự cẩu thả đắp điếm giả tạo chi phối trong việc xây một cây cầu, dựng một cao ốc thì với các di tích, thái độ làm bừa, làm lấy được là không thể tránh khỏi.

Tóm lại, một công việc văn hóa lại được làm một cách rất thiếu văn hóa. Ngày nào mà các vấn đề đối xử cẩu thả với quá khứ còn chưa được mổ xẻ đến cùng thì thảm cảnh phá hoại sẽ diễn ra trên cả hệ thống chứ không riêng một di tích nào cả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn hóa - động lực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Văn hóa - động lực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

VOV.VN - Tại Đại hội XIII của Đảng, lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “sức mạnh mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Đó chính là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Văn hóa - động lực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Văn hóa - động lực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

VOV.VN - Tại Đại hội XIII của Đảng, lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “sức mạnh mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Đó chính là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Nên đọc sách in hay sách điện tử?
Nên đọc sách in hay sách điện tử?

VOV.VN - Internet và công nghệ cho chúng ta nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc đọc sách. Giờ đây, chỉ với chiếc điện thoại thông minh hay e-book, bạn có thể đem theo cả thư viện bên mình, đọc ở bất cứ đâu nếu có mạng chứ không nhất thiết phải cầm theo quyển sách.

Nên đọc sách in hay sách điện tử?

Nên đọc sách in hay sách điện tử?

VOV.VN - Internet và công nghệ cho chúng ta nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc đọc sách. Giờ đây, chỉ với chiếc điện thoại thông minh hay e-book, bạn có thể đem theo cả thư viện bên mình, đọc ở bất cứ đâu nếu có mạng chứ không nhất thiết phải cầm theo quyển sách.

“Tử hình” chó cắn người
“Tử hình” chó cắn người

VOV.VN - Ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang cho biết vừa tiêu hủy con chó của ông Đỗ Xuân Tùng. Con chó này trước đó đã cắn du khách người Anh Staker Zachary Paul khiến anh này phải nhập viện phẫu thuật.

“Tử hình” chó cắn người

“Tử hình” chó cắn người

VOV.VN - Ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang cho biết vừa tiêu hủy con chó của ông Đỗ Xuân Tùng. Con chó này trước đó đã cắn du khách người Anh Staker Zachary Paul khiến anh này phải nhập viện phẫu thuật.

Nghệ thuật không phải để ban phát
Nghệ thuật không phải để ban phát

VOV.VN - Nghệ sĩ là những người làm nghệ thuật, điều đó không có nghĩa nghệ sĩ được tự cho mình cái quyền "ban phát" nghệ thuật cho công chúng và công chúng chỉ được hàm ơn, không được phản ứng.

Nghệ thuật không phải để ban phát

Nghệ thuật không phải để ban phát

VOV.VN - Nghệ sĩ là những người làm nghệ thuật, điều đó không có nghĩa nghệ sĩ được tự cho mình cái quyền "ban phát" nghệ thuật cho công chúng và công chúng chỉ được hàm ơn, không được phản ứng.