Tượng đài và nỗi oan xứ Thanh

VOV.VN - Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn vì dịch Covid-19, nước nhà đang không đủ tiền mua vaccine phòng dịch, phải huy động sức dân, thì việc xới lên dự án xây dựng tượng đài 255 tỷ là sự kiện đáng trách!

1. Nói cho chính xác, là quần thể tượng đài mang tên "Con tàu tập kết". Nó bao gồm “tượng đài” con tàu, phù điêu, phòng trưng bày, khu lán trại, đường sá, cảnh quan… trên khu đất 40.000m2, tương đương 4ha, sát Cảng Hới thuộc phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Nói dài để thanh mình rằng không có chuyện tượng đài hết 255 tỷ. Nó là quần thể tượng đài!

2. Ý tưởng tượng đài hay quần thể tượng đài "Con tàu tập kết" không phải từ lãnh đạo hay nhân dân Thanh Hoá. Cũng không phải “phát tiết” mới đây, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế, gây nỗi hoang mang lo lắng trong dân chúng.

Dự án được đề xuất từ 7 năm trước, từ dịp kỷ niệm 60 năm ngày chuyến tàu đầu tiên đưa cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam ra Bắc theo Hiệp định Geneva,  xuất phát từ ý tưởng, nguyện vọng của một số vị chức sắc tầm cỡ, ngay trong cuộc gặp mặt hoan hỉ này. Họ chỉ là số ít, rất ít, trong hàng vạn con người trên những con tàu biển của nước bạn Ba Lan, Liên Xô cập bến Cảng Hới… Trong hàng vạn con người miền Nam tập kết, biến cố thời cuộc đã tạo nên những bước ngoặt, thành hàng trăm, hàng ngàn thân phận, số phận khác nhau, tột đỉnh vinh quang, hào sảng, quyền lực, và cả tận cùng bi tráng, bi kịch, uất hận, tang thương, cay đắng, mất mát…

Thời điểm này, nó được khởi động lại là vì những vị chức hàm tầm cỡ khởi xướng dự án này sắp mãn nhiệm, khát khao được nhìn thấy công trình hiển hiện!

3. Trước giờ, một số dự án kiểu tượng đài hay quần thể tượng đài, để tránh né dư luận chỉ trích, họ thường viện lẽ nguồn kinh phí không phải từ ngân sách mà từ nguồn xã hội hoá. Quần thể tượng đài "Con tàu tập kết" như thông tin từ báo chí, cũng chủ yếu huy động từ con em miền Nam tập kết; Thanh Hoá chỉ góp vốn đối ứng, đâu có 18 tỉ đồng (Chắc chưa kể giá trị 4ha đất đô thị ven biển?).

Viện dẫn chi tiết này cũng muốn lần nữa thanh minh cho lãnh đạo và nhân dân Thanh Hoá. Đúng là Thanh Hoá tỉnh to nhưng chưa giàu, còn thiếu tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật và an sinh xã hội, lấy đâu ra mấy trăm tỉ xây tượng đài!

4. Như thế, thật không công bằng nếu phê phán hay chỉ trích lãnh đạo Thanh Hoá.

Nhưng, nhìn nhận nghiêm túc, họ đều đáng trách.

Là không dám cất lời can gián mấy vị chức sắc có quyền lực, khi họ ngẫu hứng với “sáng chế” ý tưởng trên trời!

Là không sáng trí và dũng cảm phản biện cái dự án tượng đài rất thiếu nghiêm túc !

Là thiếu thường trực khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh…

5. Dự án quần thể tượng đài "Con tàu tập kết" 255 tỷ này nên dừng lại.

Một là, con tàu của Ba Lan hay Liên Xô là phương tiện chuyên chở cán bộ chiến sĩ và nhân dân iềmn Nam ra Bắc, nó không thể là biểu tượng để “tượng đài hoá”. Mà thời ấy, ngoài phương tiện tàu thủy bạn bè phe ta giúp đỡ, cán bộ chiến sĩ và nhân dân còn tập kết bằng nhiều phương tiện khác, kể cả vượt Trường Sơn bằng đôi chân. Thứ nữa, Sầm Sơn là địa điểm đón tiếp chính, nhưng không phải là duy nhất.

Hai là, xây dựng quần thể tượng đài "Con tàu tập kết" không phải là mong muốn hay nguyện vọng của đại đa số đồng bào chiến sĩ tập kết; cũng không phải là nguyện vọng của người dân Thanh Hoá.

Ba là, dù bằng nguồn nào chăng nữa, thì vẫn là nguồn lực đất nước, tiền thuế của dân. Trong việc huy động xã hội hoá thật khó tránh quy luật “bà bỏ chân giò, ông thò chai rượu”. Lại nữa, trong bối cảnh muôn vàn khó khăn vì “giặc” Covid-19, nước nhà đang không đủ tiền mua vaccine phòng dịch, phải huy động sức dân, thì việc xới lên dự án xây dựng tượng đài 255 tỷ là sự kiện đáng trách!

6. Thay bằng quần thể tượng đài "Con tàu tập kết" 255 tỷ đồng trên không gian 4ha đất đô thị ven biển đang là đất vàng, gây sóng dư luận thì nên thu hẹp thành một dự án nhỏ trên một không gian phù hợp: chỉ một tấm bia cùng bức phù điêu khắc ghi sự kiện này. Nếu có thêm nữa, nhà trưng bày hình ảnh hiện vật liên quan, kể cả mô hình con tàu Ba Lan, Liên Xô. Thế là đủ.

Tượng đài vĩ đại nhất, được xây khắc nơi lòng dân!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

VOV.VN - Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2020) được tổ chức long trọng tại khu di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

VOV.VN - Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2020) được tổ chức long trọng tại khu di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Đại sứ UAE thăm Bảo tàng Dân tộc học, ấn tượng với bản sắc văn hóa Việt Nam
Đại sứ UAE thăm Bảo tàng Dân tộc học, ấn tượng với bản sắc văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Đại sứ Al Dhaheri chia sẻ điều gây ấn tượng nhất cho ông là tính đa dạng của các dân tộc Việt Nam, thể hiện trong nghệ thuật, kiến trúc, lối sống...

Đại sứ UAE thăm Bảo tàng Dân tộc học, ấn tượng với bản sắc văn hóa Việt Nam

Đại sứ UAE thăm Bảo tàng Dân tộc học, ấn tượng với bản sắc văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Đại sứ Al Dhaheri chia sẻ điều gây ấn tượng nhất cho ông là tính đa dạng của các dân tộc Việt Nam, thể hiện trong nghệ thuật, kiến trúc, lối sống...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Đại hội Hội nghệ sỹ múa Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Đại hội Hội nghệ sỹ múa Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam nhiệm kỳ 7 (2020-2025).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Đại hội Hội nghệ sỹ múa Việt Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Đại hội Hội nghệ sỹ múa Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam nhiệm kỳ 7 (2020-2025).