Xây cổng chào to để làm gì?

VOV.VN - "Cổng chào" - một loại công trình kiến trúc được nói đến rất nhiều trong thời gian gần đây, liên quan đến thẩm mỹ và cả sự lãng phí.

Cổng chào là một khái niệm phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tương đối nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta từng biết đến những cổng chào rất nổi tiếng, ví dụ như: L'Arc de triomphe de l’Étoile (Khải Hoàn Môn, Pháp);  hay Cổng Brandenburg ở Berlin (Đức)… Tất nhiên, một số cổng chào nổi tiếng khác cũng có thể được xây dựng gần đây, nhưng nó cũng mang một ý nghĩa khác.

Ở Việt Nam, cổng chào xuất phát từ mô hình của các làng xã, cùng với cổng làng được xây dựng bên lũy tre bao xung quanh làng, như là một lối vào duy nhất để bảo vệ làng khỏi việc bị xâm nhập, cướp bóc. Cổng làng gần như chỗ duy nhất để mọi người ra vào. Điều này tương đối khác với các làng, xã hiện nay đã có nhiều lối đi hơn. Và nó cũng khác với những cái cổng mà chúng ta thấy ngày nay.

Gần như ở khắp nơi, hay đang đi trên đường quốc lộ, bạn bỗng dưng thấy một tấm biển có ghi “Tỉnh… kính chào quý khách! – Welcome!”, bên kia là một cổng chào của tỉnh lân cận, nơi có ghi: “Chào tạm biệt…!”.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra, ngay bên cạnh con đường, hoặc trên con đường, cổng chào được dựng lên để chào mừng khách đến.

Và nó không có một ý nghĩa thực sự nào ở những cổng chào như vậy. Tôi nghĩ, khó có một thứ gì đó kém lãng phí hơn việc xây dựng những cổng chào.

Việc đánh dấu địa danh, địa giới, nếu như cần thiết, chỉ cần có một cái trụ, một cái biển nhỏ để mọi người biết rằng từ đây sẽ là địa giới của tỉnh này, xã, huyện này. Và đôi khi việc đó cũng không hoàn toàn cần thiết.

Nếu như bạn đi lại hoặc lái xe trong khu vực châu Âu và cả ở những nước chưa phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), tại biên giới, bạn sẽ hết sức ngạc nhiên vì đôi khi giữa đường chính, đi qua biên giới hai nước, không có ai chào và cũng không có ai nói rằng bạn đã đi sang đất nước bên kia.

Thông thường, chỉ có một biển thông báo ở bên đường cho biết: từ đây, thì tốc độ sẽ quy định là bao nhiêu, tốc độ ở đô thị hoặc nông thôn là bao nhiêu, hoặc những ghi chú cần thiết cho mọi người.

Rất ít khi bạn nhìn thấy có một cổng chào hoặc biển báo to ngang đường, viết rằng: nước này, nước kia chào mừng bạn đến.

Trở lại với Việt Nam, thậm chí cổng chào được xây lên như một thói quen, khi mà các làng, xã bây giờ cũng không còn những cái cổng như vậy nữa, thì chúng ta đôi khi vẫn phải đi lại hàng ngày, đi qua những cổng chào của tỉnh, huyện, xã.

Tôi không rõ khi để xây những cổng chào như vậy, người ta sẽ lý giải mục đích là gì? Là để kêu gọi khách đến, hay là việc để làm gì? Chưa kể, số tiền để xây dựng những cái cổng chào đó có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.

Phải nói thật, tỉnh, hay huyện, hay địa phương nào càng nghèo, hình như cổng chào lại có phần to hơn.

Nếu như chúng ta nói đến việc tiết kiệm hiệu quả và chống lãng phí, tôi nghĩ một trong những điều có thể và nên nói đến, đó là việc loại bỏ những cổng chào, vì nó không mang lại một tác dụng nào thiết thực cả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học phí và học phí...
Học phí và học phí...

VOV.VN - Ngày 04/7, tại phiên học thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề xuất miễn học phí trung học cơ sở tù năm học tới. Ngay lập tức, các tờ báo hồ hởi đăng tải thông tin này. Nhưng, có vẻ tin này không thực sự khiến công chúng mừng vui.

Học phí và học phí...

Học phí và học phí...

VOV.VN - Ngày 04/7, tại phiên học thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề xuất miễn học phí trung học cơ sở tù năm học tới. Ngay lập tức, các tờ báo hồ hởi đăng tải thông tin này. Nhưng, có vẻ tin này không thực sự khiến công chúng mừng vui.

Chuyện hôm nay: Chỉ thu cũng lỗ
Chuyện hôm nay: Chỉ thu cũng lỗ

VOV.VN - Thông tin về việc TP.HCM phải bù lỗ 8 tỷ đồng cho việc thu phí ô tô đỗ trên lòng đường là một câu chuyện đáng để ngạc nhiên bởi nó nằm ngoài sự hình dung của bất cứ người bình thường nào, ngoài mọi nguyên lý kinh doanh. Có hoạt động kinh doanh nào mà chỉ thu thôi cũng lỗ?

Chuyện hôm nay: Chỉ thu cũng lỗ

Chuyện hôm nay: Chỉ thu cũng lỗ

VOV.VN - Thông tin về việc TP.HCM phải bù lỗ 8 tỷ đồng cho việc thu phí ô tô đỗ trên lòng đường là một câu chuyện đáng để ngạc nhiên bởi nó nằm ngoài sự hình dung của bất cứ người bình thường nào, ngoài mọi nguyên lý kinh doanh. Có hoạt động kinh doanh nào mà chỉ thu thôi cũng lỗ?

Lưỡng lự…giải cứu cầu Long Biên
Lưỡng lự…giải cứu cầu Long Biên

VOV.VN - Thực tế phá đi thì dễ, dựng lại rất khó, nhất là với một di sản. Nhưng nếu cứ mãi kéo dài tình trạng duy tu nhỏ giọt, hỏng đâu sửa đó như hiện nay sẽ chỉ càng khiến cho chuyện đã tắc càng thêm tắc.

Lưỡng lự…giải cứu cầu Long Biên

Lưỡng lự…giải cứu cầu Long Biên

VOV.VN - Thực tế phá đi thì dễ, dựng lại rất khó, nhất là với một di sản. Nhưng nếu cứ mãi kéo dài tình trạng duy tu nhỏ giọt, hỏng đâu sửa đó như hiện nay sẽ chỉ càng khiến cho chuyện đã tắc càng thêm tắc.

Cổng chào mới làm bị sập ở Bình Dương: Nên cân nhắc xây dựng cổng chào
Cổng chào mới làm bị sập ở Bình Dương: Nên cân nhắc xây dựng cổng chào

VOV.VN - Về việc đoạn đường khoảng 200m nhưng có 3 cổng chào bắc ngang đường, địa phương nhận khuyết điểm vì không kiểm tra các đơn vị thi công.

Cổng chào mới làm bị sập ở Bình Dương: Nên cân nhắc xây dựng cổng chào

Cổng chào mới làm bị sập ở Bình Dương: Nên cân nhắc xây dựng cổng chào

VOV.VN - Về việc đoạn đường khoảng 200m nhưng có 3 cổng chào bắc ngang đường, địa phương nhận khuyết điểm vì không kiểm tra các đơn vị thi công.