Phải chặn đứng "cơn say" của Youtuber, TikToker đi theo đưa clip ông Minh Tuệ

VOV.VN - Nếu không chặn đứng được “cơn say” view của những người đi theo sản xuất, đăng tải clip về ông Minh Tuệ, hệ lụy sẽ ngày càng nguy hiểm.

Từ rất nhiều ngày trước, chứng kiến đám đông đi theo ông Minh Tuệ, đã có cảnh báo về nguy cơ sức khỏe đối với những người đang quen với lối sinh hoạt bình thường bỗng chuyển sang kiểu sống màn trời chiếu đất, ăn ngày một bữa, đi bộ triền miên của tu sỹ hạnh đầu đà. Hôm qua, một người trong số họ đã hôn mê rồi qua đời vì sốc nhiệt, tai biến mạch máu não sau 3 ngày đi bộ dưới nắng nóng. Người đàn ông 47 tuổi này mới trở về từ Mỹ 4 ngày trước đó, cơ thể không kịp thích nghi với thời tiết và lối sống khắc nghiệt của hành giả.

Cái chết của ông làm tăng nỗi lo ngại về an toàn của những người khác trong đoàn. Sự ảo tưởng rằng mình có thể lập tức đi tu khổ hạnh rất dễ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp ngã bệnh, thậm chí chết trên đường. Tuy nhiên, sự nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng do không nhận thức được giới hạn bản thân chỉ là một trong nhiều hệ lụy của đám đông tự phát đi theo ông Minh Tuệ.

Hàng nghìn người nhằng nhẵng bám theo là sự quấy nhiễu, làm phiền vị tu sỹ mà họ kính trọng, cản trở sự tu tập của ông. Hệ lụy về an ninh trật tự, an toàn giao thông thì đã quá rõ. Đám đông khiến các con đường tắc nghẽn, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, công tác của bao người, tạo ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự trị an.

Bên cạnh sự hỗn loạn trên đường là sự hỗn loạn trên không gian mạng với những mâu thuẫn, xung đột không đáng có bị đẩy lên cao trào bởi sự sân si, vô minh, hoàn toàn trái với các giá trị của Phật giáo và giá trị mà ông Minh Tuệ theo đuổi. Cơn say của đám đông khiến các vấn đề bị đẩy lên ngày càng nóng và có thể trở nên mất kiểm soát.

Các Youtuber, TikToker là yếu tố chính tạo nên cục diện này. Ông Minh Tuệ theo hạnh đầu đà suốt 6 năm qua và trong suốt thời gian ấy luôn được tự do với cuộc độc hành thanh tu của mình. Chỉ gần đây khi ông trở thành nhân vật trong clip của các nhà sản xuất nội dung trên mạng, bị họ biến thành “hot trend” thì đám đông đi theo mới hình thành và ngày một “phình ra”.

Ban đầu, các Youtuber đã gieo duyên lành khi giúp mọi người biết đến đức tu của ông Minh Tuệ, biết thêm một pháp tu của nhà Phật, hiểu thêm và Phật pháp, làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp và khiến con người sống tốt hơn… Nếu họ dừng lại ở đó thì sẽ tốt cho tất cả - ông Minh Tuệ, những người muốn tìm kiếm các giá trị tâm linh và cộng đồng nói chung.

Nhưng không, thay cho sự kính ngưỡng với bậc chân tu, lực lượng sản xuất nội dung trên mạng xã hội đã coi ông Minh Tuệ là "con mồi” và điên cuồng khai thác để kiếm lợi.

Tiếp cận ông gần nhất, lâu nhất, họ nhiều lần nghe ông khuyên mọi người, nêu rõ là cả Youtuber, trở về làm việc của mình, ông không cần hộ pháp, người tu cũng có công việc của họ, cần thời gian để thiền và làm việc riêng tư, đi theo gây mất trật tự và an toàn giao thông, cũng không có lợi ích gì cho chuyện tu tập của ai…

Thế nhưng các Youtuber, TikToker vẫn nhất quyết không buông. Họ không cho tu sỹ có phút nào nghỉ ngơi, lăm lăm chĩa công cụ quay phim chụp hình ngay cả khi ông đang làm những việc riêng tư nhất. Thậm chí có đêm, ông Minh Tuệ đã phải “trốn” lên núi để “cắt đuôi” đám đông, mong có chút thời gian tu hành một mình, đội ngũ Youtuber vẫn theo vào tận nơi, mang đèn và cục phát wifi để ghi hình…

Đó là vì những clip về ông Minh Tuệ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho những nhà sản xuất nội dung trên mạng này. Có người tiết lộ, cao điểm có ngày họ kiếm được 60 triệu đồng từ một clip, và với việc đăng nhiều clip, con số có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sức hấp dẫn quá lớn của đồng tiền khiến họ điên cuồng đeo bám, điên cuồng quay chụp, câu view bất chấp… và góp phần tạo nên đám đông gây phiền nhiễu, mất trật tự, trong đó không ít người đi theo một cách mù quáng, u mê thay vì tiếp nhận những giá trị mà ông Minh Tuệ đem lại bằng trí tuệ.

Nếu không chặn đứng được cơn say view của những người đi theo sản xuất, đăng tải clip về ông Minh Tuệ, những hệ luỵ đã nêu trên sẽ ngày càng lớn đến mức nguy hiểm.

Các Youtuber, TikToker có thể lộng hành như vậy vì tuy kiếm tiền bằng sản phẩm nội dung và những thông tin, thông điệp được lan tỏa có thể tiếp cận hàng triệu người, công việc của họ chưa bị quản lý chặt. Về mặt pháp lý, họ đang có một hành lang rất rộng để tung hoành.

Thứ duy nhất có thể ràng buộc họ là các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, nhưng trước sức hút của thu nhập khủng khiếp từ các clip triệu view, đạo đức là thứ dễ dàng bị gạt bỏ đầu tiên, như chúng ta thấy trong hiện tượng Minh Tuệ.

Đã đến lúc hoạt động của những nhà sản xuất nội dung trên mạng xã hội phải được kiểm soát nghiêm ngặt hơn bằng các quy định pháp luật. Cần đặt ra quy chuẩn không chỉ đối với nội dung đăng tải mà còn cả với hoạt động tác nghiệp, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội và không xâm phạm quyền của người khác.

Những gì các Youtuber, TikToker đưa lên mạng có thể tác động rất lớn và nhanh chóng đến nhận thức và hành vi của người xem, phạm vi ảnh hưởng cực kỳ rộng. Do đó, những người hành nghề cần có sự quản lý của nhà nước, có hành lang pháp lý, có tiêu chuẩn đạo đức xã hội, có cơ quan giám sát. Nếu không, vì lợi ích kinh tế, các Youtuber, TikToker sẽ tiếp tục bất chấp, miễn sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt, còn hậu quả thế nào xã hội tự chịu, họ không quan tâm.

Những quy định mới chặt chẽ hơn sẽ giúp họ biết rõ những gì nên và không nên làm, nhận thức được trách nhiệm đối với nội dung mình sản xuất và với người xem. Đây là yếu tố rất quan trọng để chúng ta có một không gian số an toàn, lành mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một người đi theo ông Minh Tuệ bị sốc nhiệt, tử vong
Một người đi theo ông Minh Tuệ bị sốc nhiệt, tử vong

VOV.VN - Tối 30/5, bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế xác nhận, ông Lương Thanh Sơn, 47 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh tử vong.

Một người đi theo ông Minh Tuệ bị sốc nhiệt, tử vong

Một người đi theo ông Minh Tuệ bị sốc nhiệt, tử vong

VOV.VN - Tối 30/5, bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế xác nhận, ông Lương Thanh Sơn, 47 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh tử vong.

Shop thời trang online đua nhau bán trang phục 'bắt trend' thầy Thích Minh Tuệ
Shop thời trang online đua nhau bán trang phục 'bắt trend' thầy Thích Minh Tuệ

VOV.VN - Trên mạng xã hội, nhiều cửa hàng thời trang online đồng loạt tung ra các mẫu quần áo mô phỏng theo trang phục chắp vá nhiều mảnh của thầy Thích Minh Tuệ.

Shop thời trang online đua nhau bán trang phục 'bắt trend' thầy Thích Minh Tuệ

Shop thời trang online đua nhau bán trang phục 'bắt trend' thầy Thích Minh Tuệ

VOV.VN - Trên mạng xã hội, nhiều cửa hàng thời trang online đồng loạt tung ra các mẫu quần áo mô phỏng theo trang phục chắp vá nhiều mảnh của thầy Thích Minh Tuệ.

"Hiện tượng mạng” Thích Minh Tuệ và những sự ồn ào phản cảm
"Hiện tượng mạng” Thích Minh Tuệ và những sự ồn ào phản cảm

Thích Minh Tuệ chỉ đang “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà nhưng đã bị thổi lên thành “hiện tượng mạng,” đồng thời các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ các tôn giáo.

"Hiện tượng mạng” Thích Minh Tuệ và những sự ồn ào phản cảm

"Hiện tượng mạng” Thích Minh Tuệ và những sự ồn ào phản cảm

Thích Minh Tuệ chỉ đang “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà nhưng đã bị thổi lên thành “hiện tượng mạng,” đồng thời các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo khẳng định "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo
Giáo hội Phật giáo khẳng định "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo

VOV.VN - Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký văn bản số 151 (ngày 16/5) thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo khẳng định "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo

Giáo hội Phật giáo khẳng định "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo

VOV.VN - Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký văn bản số 151 (ngày 16/5) thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.