Bài “Hai con ngựa” trong SGK lớp 1: Trò có tiếp thu được và đúng “ý nghĩa" câu chuyện?

VOV.VN - Trước hết phải khẳng định biên soạn SGK là việc khó và phức tạp, thậm chí nhạy cảm.

Hầu hết thầy, cô trong nhóm biên soạn đều được chọn lọc kỹ càng với tiêu chí giỏi, có kinh nghiệm, có thực tế đứng lớp…Với các thầy, cô chủ biên thì còn hơn thế, đều là những người có kinh nghiệm trong việc biên soạn SGK, hầu hết đã tham gia vào cuộc thay sách lần trước, năm 2000.

Dù ngành Giáo dục mất nhiều công hướng dẫn (cho đúng hơn) nhưng trong suy nghĩ giáo viên xưa nay, SGK vẫn là kim chỉ nam, là khuôn vàng thước ngọc. Điều đó đặt lên vai người biên soạn trách nhiệm to lớn: Chỉ có thể đúng và chuẩn mực đến không có gì chuẩn mực hơn thì mới được. Tôi nghĩ nếu SGK được như thế thì tốt quá, chẳng có gì là sai.

Trong cuộc tranh luận đang ồn ào hiện nay có nói tới việc dùng những từ như: chả/không (chả biết, không biết); nhá/nhai, ăn/tợp…trong SGK lớp 1. Những câu chuyện tương tự thế này, những vấn đề về phương ngữ từng được xới xáo và đem ra bàn thảo ở những hội nghị chuyên đề thay sách năm 2000. Các thầy, cô miền trong nói học sinh vùng em sẽ hiểu sai cái bát hoặc cái chén (nếu hiểu theo cách người miền Bắc). Minh hoạ trong SGK cũng gặp vô vàn khó khăn. Cô nói cái cuốc vùng tôi khác, không phải vẽ thế này; thầy bảo trang phục thế kỷ 18 phải như thế này cơ…

Nói thế để chia sẻ với các thầy các cô sự phức tạp khi biên soạn SGK. Tuy nhiên, cái gì chưa phù hợp thì mong được nhìn nhận lại và sửa chữa ở lần tái bản sau.

Trong bài “Hai con ngựa” (bộ sách Cánh Diều) có người phản biện rằng vì chưa đọc hết cả hai phần 1 và 2 (trong hình), được chia thành 2 tiết, nên dư luận quy chụp, phán xét thiếu căn cứ. Thực ra ý nghĩa của câu chuyện này là “xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả”.

Đọc gần như thuộc lòng cả hai phần bài “Hai con ngựa”, thấy với khả năng tư duy của học sinh lớp 1 thì ý nghĩa đầu tiên, thông điệp hiển hiện của bài học học sinh tiếp nhận được là: Cứ học những trò ma lanh đi, thể nào mình cũng được nhàn thân.

Kể cả việc cố lái suy nghĩ thuận theo ý các thầy (xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả) thì việc “chịu hậu quả” kia cũng vẫn phải có tác động từ trò gian dối, chống đối của một bên (Ngựa Ô không nghe, hí ầm ĩ) chứ đâu phải tự nhiên xảy ra?

Vẫn biết tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường có nhiều lớp nghĩa. Tuỳ năng lực, vốn sống và sự từng trải của mỗi người mà bóc, mà đọc được ít hay nhiều lớp nghĩa của tác phẩm.

Trẻ lớp 1 thì nhận thức của chúng thường chỉ thông qua trực giác, bắt đầu từ cái cụ thể và hình thức bên ngoài chứ không phải em nào cũng là thần đồng để tư duy sâu và hiểu đến tận cùng các lớp nghĩa như thầy, cô nào đó mong muốn. Ở lớp 1 tôi nghĩ lớp nghĩa mà các em hiểu được thường hiện ra ngay trên mặt chữ chứ không phải ẩn khuất phía sau các con chữ.

Đấy là chưa kể bài được thiết kế cho hai tiết riêng biệt. Ở phần 1 - tiết 1, ý nghĩa của bài học là gì nếu không phải xúi bậy nhau trò láu cá rồi cùng nhau tán thành?

Muốn học sinh tiếp nhận được ý nghĩa (xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả) thì liệu giáo viên có phải “nhét” vào đầu các em không? Và liệu các con có “tiêu hoá” ý nghĩa ấy một cách trọn vẹn như mong muốn của thầy, cô trong khi ý nghĩa (dùng mánh khoé sẽ được yên thân) lại lồ lộ trong từng câu từng chữ? Đấy là chưa kể nếu tự học, các em sẽ học và hiểu kiểu gì?

Lev Nikolayevich Tolstoy là nhà văn lớn của nhân loại. Khỏi bàn cãi về chất lượng tác phẩm của ông nhưng không dễ khi lựa chọn những tác phẩm ấy sao cho phù hợp với SGK lớp 1. Tên tuổi của ông cũng không thể là bảo chứng cho Mục tiêu bài học mà thầy trò cần đạt, được ghi rõ trong Chương trình; và chính vì thế mà dù tác giả là “những tượng đài” thì khi duyệt cũng không thể chủ quan khinh suất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập
Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

VOV.VN - Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình.

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

VOV.VN - Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình.

“Mập mờ” sách giáo khoa với sách tham khảo: Trách nhiệm thuộc về nhà trường?
“Mập mờ” sách giáo khoa với sách tham khảo: Trách nhiệm thuộc về nhà trường?

VOV.VN - Các cơ quan quản lý rất mong các phụ huynh phản biện, cung cấp thông tin về những trường chưa làm đúng quy định để có cơ sở xử lý.

“Mập mờ” sách giáo khoa với sách tham khảo: Trách nhiệm thuộc về nhà trường?

“Mập mờ” sách giáo khoa với sách tham khảo: Trách nhiệm thuộc về nhà trường?

VOV.VN - Các cơ quan quản lý rất mong các phụ huynh phản biện, cung cấp thông tin về những trường chưa làm đúng quy định để có cơ sở xử lý.

Ai sẽ tham gia thẩm định sách giáo khoa mới lớp 6?
Ai sẽ tham gia thẩm định sách giáo khoa mới lớp 6?

VOV.VN - Năm 2020, sau thời gian thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 6 và việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 6 , Bộ GD-ĐT đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, SGK tự chọn môn tiếng Anh.

Ai sẽ tham gia thẩm định sách giáo khoa mới lớp 6?

Ai sẽ tham gia thẩm định sách giáo khoa mới lớp 6?

VOV.VN - Năm 2020, sau thời gian thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 6 và việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 6 , Bộ GD-ĐT đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, SGK tự chọn môn tiếng Anh.