Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi: Lợi ích đưa hai bên xích lại gần nhau

VOV.VN - Nhằm gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi, tìm kiếm thêm đồng minh, Nga sẽ hội nghị thượng đỉnh Nga- châu Phi diễn ra từ ngày 27 đến 28/7 tại St. Petersburg. Cung cấp ngũ cốc, hợp tác thương mại và hỗ trợ an ninh là nội dung chính của hội nghị.

Trước thềm hội nghị, hôm qua người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phương Tây đang tìm cách phá hỏng Hội nghị khi gây áp lực tài chính hoặc thuyết phục các quốc gia châu Phi không tham dự. Tuy nhiên gần 50 phái đoàn các quốc gia châu Phi vốn phụ thuộc nhiều vào nông sản và vũ khí của Nga, trong đó khoảng một nửa số phái đoàn có người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ xác nhận tham dự.

Ông David Monyae, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Phi-Trung Quốc cho biết: hội nghị là cơ hội để các nước châu Phi nâng tầm quan hệ với một đối tác quan trọng như Nga.

“Tôi nghĩ các nước châu Phi nhận thức rõ Nga là 1 đối tác quan trọng, một nước thành viên chính thức của Hội đồng bảo an, không chỉ cung cấp lương thực, giúp ổn định chính trị kinh tế cho châu Phi mà còn là đối tác có thể hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực khác từ kinh tế, thương mại đến hỗ trợ an ninh. Giống như Nhật Bản hay Liên minh châu Âu, hợp tác với Nga mang lại rất nhiều lợi ích có thể khai thác”, ông Monyae nói.

Tại Hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp chuyên sâu với từng nhà lãnh đạo châu Phi tập trung vào nhiều vấn đề từ thương mại đến an ninh, thỏa thuận vũ khí và cung cấp ngũ cốc. Dự kiến tổng thống Nga sẽ công bố một số sáng kiến nhằm giúp châu Phi “phát triển có chủ quyền”, bao gồm tiếp cận lương thực, phân bón, công nghệ hiện đại và năng lượng. Nhà lãnh đạo Nga cũng cam kết cung cấp miễn phí ngũ cốc và phân bón cho châu Phi để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực. Trong nửa đầu năm nay Nga đã vận chuyển gần 10 triệu tấn ngũ cốc tới châu Phi.

Theo giới phân tích, thông qua Hội nghị Nga cố gắng xây dựng thêm đồng minh, lôi kéo các quốc gia có ảnh hưởng như Ethiopia, Congo, Nigeria và Senegal vào quỹ đạo của mình. Châu Phi được cho là “khu vực chào đón Nga nhất so với bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới”. Về phần mình, các nước châu Phi mong muốn đạt một thỏa thuận an ninh với Nga, không bao gồm các nhà thầu quân sự tư nhân. Lãnh đạo các nước châu Phi hiểu rõ tác động của an ninh lương thực đối với ổn định chính trị, nên rất cần phân bón và ngũ cốc của Nga. Hơn nữa, các nước châu Phi  muốn tìm kiếm các biện pháp cụ thể để giảm tác động của cuộc xung đột Ucraina đối với châu lục, vì châu Phi bị ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc chiến do giá lương thực tăng.

Hiện Nga đầu tư chưa nhiều vào châu Phi. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ nhất diễn ra vào năm 2019, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thương mại của Nga với châu Phi trong vòng 5 năm. Nhưng kim ngạch thương mại song phương mới dừng ở mức 18 tỷ đôla một năm. Đầu tư vào châu Phi của Nga chiếm chưa đến 1% đầu tư trực tiếp nước ngoài và hầu như không có viện trợ nhân đạo. Tất cả những hạn chế này sẽ được bàn thảo tại Hội nghị. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội hòa bình cho Ukraine sau sứ mệnh trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi
Cơ hội hòa bình cho Ukraine sau sứ mệnh trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi

VOV.VN - Sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine, phái đoàn châu Phi ngày 17/6 tiếp tục cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine. Sứ mệnh làm trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi bước đầu đã mang đến những tín hiệu tích cực cho hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Cơ hội hòa bình cho Ukraine sau sứ mệnh trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi

Cơ hội hòa bình cho Ukraine sau sứ mệnh trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi

VOV.VN - Sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine, phái đoàn châu Phi ngày 17/6 tiếp tục cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine. Sứ mệnh làm trung gian hòa giải của phái đoàn châu Phi bước đầu đã mang đến những tín hiệu tích cực cho hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20
Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa gửi một bức thư tới tất cả các nước thành viên của Nhóm Các nền kinh tế Mới nổi và Phát triển hàng đầu thế giới (G20) đề nghị công nhận tư cách thành viên đầy đủ với Liên minh châu Phi.

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa gửi một bức thư tới tất cả các nước thành viên của Nhóm Các nền kinh tế Mới nổi và Phát triển hàng đầu thế giới (G20) đề nghị công nhận tư cách thành viên đầy đủ với Liên minh châu Phi.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất kế hoạch hòa bình về Ukraine
Các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất kế hoạch hòa bình về Ukraine

VOV.VN - Ngày 17/6, tại St.Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với phái đoàn của 7 quốc gia châu Phi về giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng, cũng như đề xuất hoà bình của các nhà lãnh đạo Châu Phi.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất kế hoạch hòa bình về Ukraine

Các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất kế hoạch hòa bình về Ukraine

VOV.VN - Ngày 17/6, tại St.Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với phái đoàn của 7 quốc gia châu Phi về giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng, cũng như đề xuất hoà bình của các nhà lãnh đạo Châu Phi.