10 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 313 tỷ USD

VOV.VN - Theo Tổng Cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 30,27 tỷ USD. 10 tháng ước đạt gần 313 tỷ USD, tăng gần 169% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 29/10, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố số liệu thống kê kinh tế tháng 10 và 10 tháng 2022 với nhiều thông tin đáng chú ý như: Bình quân một tháng có 17.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam cao nhất cùng kỳ 5 năm qua, 10 tháng xuất siêu 9,4 tỷ USD…

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 ước tăng 3% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến, chế tạo đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung này với tốc độ tăng 9,6%.

Trong tháng 10/2022, cả nước có hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước, gần 4.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gần 10.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Tính chung 10 tháng, có 178.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, hơn 122.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10/2022 ước đạt 53.600 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng ước đạt 387.700 tỷ đồng, bằng 67,1% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 22,46 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 17,45 tỷ USD - cao nhất cùng kỳ 5 năm qua.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022 ước đạt hơn 486.000 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng ước đạt gần 4.644 nghìn tỷ đồng

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 30,27 tỷ USD. 10 tháng ước đạt gần 313 tỷ USD, tăng gần 169% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 28 tỷ USD. 10 tháng của năm 2022 ước đạt hơn 303 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 10 tháng xuất của năm 2022 siêu 9,4 tỷ USD  (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,63 tỷ USD).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,14%, phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Hoạt động vận tải trong tháng 10/2022 tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 10 tháng, vận chuyển hành khách tăng gần 45%. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Mười đạt 484.400 lượt, gấp 46 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đạt hơn 2,357 triệu lượt người, gấp 18,8 lần so với cùng kỳ năm trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chênh số liệu thống kê có thể khiến quyết sách kinh tế sai
Chênh số liệu thống kê có thể khiến quyết sách kinh tế sai

VOV.VN - Sự khác nhau quá lớn về số liệu thống kê trong nhiều lĩnh vực có thể khiến quyết sách điều hành kinh tế của quốc gia bị sai lệch hoặc thiếu hiệu quả.

Chênh số liệu thống kê có thể khiến quyết sách kinh tế sai

Chênh số liệu thống kê có thể khiến quyết sách kinh tế sai

VOV.VN - Sự khác nhau quá lớn về số liệu thống kê trong nhiều lĩnh vực có thể khiến quyết sách điều hành kinh tế của quốc gia bị sai lệch hoặc thiếu hiệu quả.

Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008
Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008

 Hôm nay (31/12), tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008.

Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008

Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008

 Hôm nay (31/12), tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008.

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”
“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

VOV.VN - “Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý và cửa hàng bán lẻ, nên tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ”.

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

VOV.VN - “Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý và cửa hàng bán lẻ, nên tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ”.

Tỷ giá tăng cao, doanh nghiệp nhập khẩu căng mình gánh lỗ
Tỷ giá tăng cao, doanh nghiệp nhập khẩu căng mình gánh lỗ

VOV.VN - Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao khiến các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu đang phải căng mình gánh khoản chênh lệch không hề nhỏ.

Tỷ giá tăng cao, doanh nghiệp nhập khẩu căng mình gánh lỗ

Tỷ giá tăng cao, doanh nghiệp nhập khẩu căng mình gánh lỗ

VOV.VN - Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao khiến các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu đang phải căng mình gánh khoản chênh lệch không hề nhỏ.