2 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bắt đầu có lãi

VOV.VN - 2 trong tổng số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp bước đầu có lãi.

Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp tại hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho thấy, việc xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án thua lỗ kéo dài ngành công thương bắt đầu có những kết quả tích cực.

Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình từng là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương.

Theo đó, ngày sau khi tiếp nhận nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương, Ủy ban đã làm việc trực tiếp với 9/12 dự án, doanh nghiệp; Xây dựng báo cáo và đề xuất một số giải pháp tại cuộc họp Ban chỉ đạo lần thứ 8, được Phó Thủ tướng – Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ đánh giá cao.

Cụ thể, trong số 06 dự án trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đã có 02 dự án bước đầu có lãi, trong đó 01 dự án đang làm thủ tục đưa ra khỏi đề án. 04 dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu bù đắp chi phí biến đổi, giảm lỗ so với cùng kỳ; Cá biệt có Dự án nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình đạt doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 xấp xỉ bằng cả năm 2018.

Đối với 03 dự án trước đây dừng sản xuất kinh doanh, có 02 dự án vận hành trở lại; 01 dự án đã sẵn sàng khởi động lại khi điều kiện thị trường thuận lợi.

12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương diễn ra nhiều năm, thu hút không ít sự quan tâm cũng như sự bức xúc của người dân và xã hội.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu sớm giải quyết dứt điểm đối với 12 dự án yếu thua lỗ của ngành công thương, nhất là những tồn tại vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại.

Bên cạnh đó, phải xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đối với từng dự án, doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng nêu rõ, không cung cấp thêm nguồn vốn cho 12 dự án này và xử lý trên nguyên tắc thị trường, chia sẻ rủi ro và lợi ích của các bên có liên quan như: nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tài chính… trong vấn đề cơ cấu lại tín dụng, về kỳ hạn vay, lãi vay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm

VOV.VN - Theo kế hoạch do Thủ tướng phê duyệt thì giai đoạn 2017 – 2020 phải cổ phần hóa 128 doanh nghiệp, nhưng nay mới thực hiện được 36 doanh nghiệp.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm

VOV.VN - Theo kế hoạch do Thủ tướng phê duyệt thì giai đoạn 2017 – 2020 phải cổ phần hóa 128 doanh nghiệp, nhưng nay mới thực hiện được 36 doanh nghiệp.

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?
Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

VOV.VN - Từ năm 2018 đến nay, công tác CPH DNNN gần như “giậm chân tại chỗ”, Hà Nội và TPHCM vẫn chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào triển khai cổ phần hóa.

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

VOV.VN - Từ năm 2018 đến nay, công tác CPH DNNN gần như “giậm chân tại chỗ”, Hà Nội và TPHCM vẫn chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào triển khai cổ phần hóa.

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước
Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - 6 doanh nghiệp nhà nước gồm TKV, Vinachem, Vinafood 1, Vinacafe, MobiFone và VNPT được điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020.

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - 6 doanh nghiệp nhà nước gồm TKV, Vinachem, Vinafood 1, Vinacafe, MobiFone và VNPT được điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020.