3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

VOV.VN - Chính phủ vừa đưa ra các giải pháp chủ yếu về phát triển KT-XH năm 2018, trong đó nhấn mạnh tới 3 đột phá chiến lược và cách mạng công nghiệp 4.0.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. 

(Ảnh minh họa: KT)

Đồng thời, xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...

3 đột phá chiến lược

Chính phủ tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Cụ thể, đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật.

Chuẩn bị tốt các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại các kỳ họp năm 2018, trọng tâm là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; sửa đổi các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành...

Ngoài ra, sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư, nhất là đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Có cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và đầu tư kinh doanh.

Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia vào đào tạo, nhất là trong các lĩnh vực đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực hiện đồng bộ ba nội dung về quy hoạch lại mạng lưới, tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chuyên ngành khoa học liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và những ngành thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động một cách đầy đủ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

Rà soát mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đổi mới quản lý, giao quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, tăng cường công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm, và hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho người dân, đặc biệt là thanh niên.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả; tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo các quy định pháp luật về quy hoạch. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, lưới điện, thủy lợi, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu...

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đối tác công tư. Chấn chỉnh những bất cập trong hình thức đầu tư đối tác công tư, khẩn trương rà soát tổng thể hình thức đầu tư BOT, các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn nhà đầu tư có năng lực về tài chính và chuyên môn, kỹ thuật.

Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, công trình thiết yếu có quy mô lớn, có sức lan tỏa, kết nối giữa các vùng miền, nhất là hạ tầng tại các khu vực trọng điểm, đô thị lớn, như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển, điện và năng lượng, các dự án giảm ùn tắc giao thông; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến hành lang ven biển phía Bắc và phía Nam; kết nối một số tuyến giao thông trong tổng thể hành lang Đông Tây, hành lang Xuyên Á...

Một số chỉ tiêu cơ bản năm 2018
Bảo đảm cân đối xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8% đến 10% so với năm 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
Phấn đấu đến cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điểm nhấn trong bức tranh nợ công Việt Nam năm 2017
Những điểm nhấn trong bức tranh nợ công Việt Nam năm 2017

VOV.VN - Điểm nhấn quan trọng trong bức tranh nợ công Việt Nam 2017 là đã thống nhất được đầu mối quản lý nợ công.

Những điểm nhấn trong bức tranh nợ công Việt Nam năm 2017

Những điểm nhấn trong bức tranh nợ công Việt Nam năm 2017

VOV.VN - Điểm nhấn quan trọng trong bức tranh nợ công Việt Nam 2017 là đã thống nhất được đầu mối quản lý nợ công.

Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát năm 2017
Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát năm 2017

VOV.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, 2017 được coi là năm thành công trong kiểm soát lạm phát, thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra.

Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát năm 2017

Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát năm 2017

VOV.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, 2017 được coi là năm thành công trong kiểm soát lạm phát, thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: GDP năm 2018 có thể đạt 6,8%
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: GDP năm 2018 có thể đạt 6,8%

VOV.VN - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 khoảng 6,5-6,8%.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: GDP năm 2018 có thể đạt 6,8%

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: GDP năm 2018 có thể đạt 6,8%

VOV.VN - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 khoảng 6,5-6,8%.

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo
GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo và đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo và đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.