45.000 tỷ đồng thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Chiều 17/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính về Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị;

Cùng với đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam phát biểu tại buổi công bố Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP chiều 17/5.


Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thúc đẩy phát triển và nâng cao giá trị những sản phẩm truyền thống ở nông thôn.

"Mục tiêu trọng tâm là nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Những vùng miền hiện nay rất nhiều các sản phẩm có thể làm bằng thủ công nhưng nó có giá trị cao thì bây giờ gia tăng thêm giá trị, hướng sản phẩm vào xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn và thương hiệu, vừa đảm bảo thúc đẩy phát triển sản phẩm nông thôn nhưng cũng đảm bảo được các yêu cầu khác, giảm bớt việc lao động nông thôn ra đô thị và cũng giảm bớt ô nhiễm môi trường ở nông thôn", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Tính đến hết tháng 4/2018, 60/63 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng khung Chương trình OCOP cấp tỉnh. Trong đó 30 tỉnh, thành phố lập xong Đề án; 28 tỉnh đang lập và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan của tỉnh, chờ Đề án quốc gia phê duyệt sẽ làm căn cứ phê duyệt Đề án riêng của tỉnh.

Số liệu tổng hợp từ hơn 6.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình cho thấy, những đơn vị kinh tế này đang tổ chức sản xuất gần 4.900 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm, chủ yếu là những nhóm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc...

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ then chốt trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Nội dung trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương (cấp huyện, xã) theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân gồm: doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước có vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện…

Theo đó, chương trình OCOP được triển khai ở khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở cả khu vực đô thị và thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cần cơ hội “cất cánh”
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cần cơ hội “cất cánh”

VOV.VN - Hàng loạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được tôn vinh nhưng nếu thiếu sự quan tâm sẽ rất khó có điều kiện phát triển.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cần cơ hội “cất cánh”

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cần cơ hội “cất cánh”

VOV.VN - Hàng loạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được tôn vinh nhưng nếu thiếu sự quan tâm sẽ rất khó có điều kiện phát triển.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào
Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

VOV.VN - Phát triển sản xuất ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo nhưng việc tiếp cận tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức vẫn đang gặp khó khăn.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

VOV.VN - Phát triển sản xuất ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo nhưng việc tiếp cận tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức vẫn đang gặp khó khăn.

Làm giàu ở nông thôn: Trồng thanh long trên đất núi, thu 300 triệu/năm
Làm giàu ở nông thôn: Trồng thanh long trên đất núi, thu 300 triệu/năm

Với 400 trụ thanh long trồng trên đất núi đá, mỗi năm gia đình "lão nông" Hoàng Văn Chinh ở Cao Bằng thu trên dưới 300 triệu đồng.

Làm giàu ở nông thôn: Trồng thanh long trên đất núi, thu 300 triệu/năm

Làm giàu ở nông thôn: Trồng thanh long trên đất núi, thu 300 triệu/năm

Với 400 trụ thanh long trồng trên đất núi đá, mỗi năm gia đình "lão nông" Hoàng Văn Chinh ở Cao Bằng thu trên dưới 300 triệu đồng.

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, đút túi 2 triệu đồng/ngày
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, đút túi 2 triệu đồng/ngày

Chỉ 500m2 chuồng trại, nuôi 10.000 con chim cút, nông dân Trần Thị Bé ở Quảng Nam mỗi ngày đút túi gần 6 triệu đồng, trừ chi phí bà lãi 2 triệu đồng/ngày.

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, đút túi 2 triệu đồng/ngày

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, đút túi 2 triệu đồng/ngày

Chỉ 500m2 chuồng trại, nuôi 10.000 con chim cút, nông dân Trần Thị Bé ở Quảng Nam mỗi ngày đút túi gần 6 triệu đồng, trừ chi phí bà lãi 2 triệu đồng/ngày.