48% doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép con

VOV.VN -Theo thống kê của VCCI, có tới 48% doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép con- điều này đang gây ra nhũng nhiễu làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Đánh giá của của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong năm 2019, một số bộ tiếp tục đưa ra Nghị định cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực do mình quản lý. Hiện nay, theo ghi nhận, đã có Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra dự thảo Nghị định cắt giảm hoặc đang trong quá trình rà soát. Tuy nhiên, nhiều bộ ngành khác có vẻ như không muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này vì đã làm ở đợt cắt giảm năm 2018.

Trong những bộ có tiếp tục rà soát thì mức độ cắt giảm cũng không được mạnh mẽ như năm trước. Hiện, vẫn còn nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không minh bạch, không khả thi. Tuy nhiên, về mặt lập pháp thì việc tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh khó có thể tiếp tục được thực hiện ở cấp nghị định mà phải ở cấp luật.

48% doanh nghiệp hiện nay vẫn phải xin giấy phép con. (Ảnh minh họa)

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, cần thẳng thắn nhìn nhận về thực tế, đó là vẫn còn tới 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh – đây là con số ở mức cao. Vì nếu nhân con số này với hơn 714.000 doanh nghiệp hiện nay thì tức là có đến gần 350.000 doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó.

“Chúng tôi quan sát thấy tình trạng điều kiện kinh doanh không chỉ nằm ở nghị định, không chỉ ở thông tư nhưng hiện nay rất nhiều luật quy định các điều kiện phù hợp phải giao Chính phủ quy định, cho nên rất lúng túng. Một số ngành bắt buộc phải đẻ ra các điều kiện kinh doanh vì luật giao như vậy. Chính vì vậy, việc thu hẹp hay cắt giảm điều kiện kinh doanh hiện nay là một xu thế cần phải quyết tâm mạnh mẽ hơn của Chính phủ trong thời gian tới”, ông Đậu Anh Tuấn cho hay.

Để hoạt động việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục được thực hiện một cách thực chất, ông Tuấn cũng cho rằng, cần phải thống nhất quan điểm khi xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải giải trình thuyết phục về sự phù hợp với mục tiêu quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư và cần có cơ quan soạn thảo quyết liệt thực hiện được quan điểm này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh lại mọc giấy phép con“
“Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh lại mọc giấy phép con“

VOV.VN -Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng nhấn mạnh: Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng lại mọc lại giấy phép con. 

“Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh lại mọc giấy phép con“

“Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh lại mọc giấy phép con“

VOV.VN -Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng nhấn mạnh: Không để tình trạng cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng lại mọc lại giấy phép con. 

Loạn chứng chỉ hành công chức: Cần loại bỏ một kiểu “giấy phép con“
Loạn chứng chỉ hành công chức: Cần loại bỏ một kiểu “giấy phép con“

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, các loại văn bằng chứng chỉ chỉ là một loại “giấy phép con” cần phải loại bỏ.

Loạn chứng chỉ hành công chức: Cần loại bỏ một kiểu “giấy phép con“

Loạn chứng chỉ hành công chức: Cần loại bỏ một kiểu “giấy phép con“

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, các loại văn bằng chứng chỉ chỉ là một loại “giấy phép con” cần phải loại bỏ.

Phát triển và quản lý ngành phân phối: Nguy cơ thêm giấy phép con
Phát triển và quản lý ngành phân phối: Nguy cơ thêm giấy phép con

VOV.VN - Một số quy định dự kiến tại Nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát triển và quản lý ngành phân phối: Nguy cơ thêm giấy phép con

Phát triển và quản lý ngành phân phối: Nguy cơ thêm giấy phép con

VOV.VN - Một số quy định dự kiến tại Nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.