ADB cảnh báo sự tụt hậu của các doanh nghiệp trong nước

VOV.VN - Ngoài ra, các chuyên gia của ADB cũng khuyến cáo hệ thống ngân hàng và DNNN sẽ tiếp tục tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế.

Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) – ông Dominic Mellor, một trong các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt là việc kết nối doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước mở cửa trong suốt 30 năm qua, với nhiều hiệp định thương mại được ký kết sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007. Điều này đã góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp, xuất khẩu và phát triển kinh tế. Luồng vốn FDI đạt trung bình 7,3 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2007–2014. Thương mại quốc tế phát triển làm cho tỉ trọng thương mại so với GDP tăng đến 170%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp tăng mạnh trong 5 năm vừa qua khi các công ty đa quốc gia xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam để lắp ráp sản phẩm như điện thoại di động và hàng điện tử, hoặc để sản xuất linh kiện như một công đoạn trong chuỗi sản xuất toàn cầu của họ.

Tuy nhiên, vị chuyên gia của ADB khẳng định, phần đóng góp chính của Việt Nam vào chuỗi sản xuất này vẫn là lao động kỹ năng thấp. Chi phí nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam ước tính lên đến 90% giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế tác của Việt Nam ra nước ngoài.

Bởi theo quan điểm của ADB, sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai phụ thuộc nhiều vào việc đưa các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, để các doanh nghiệp được hưởng lợi từ nguồn vốn và công nghệ từ nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới, và tạo tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. “Tại thời điểm này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam nhìn chung vẫn thiếu năng lực tham gia vào chuỗi cung cấp cho các nhà máy nước ngoài đầu tư” – ông Mellor nói.

Bằng chứng là, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào mạng lưới sản xuất cho xuất khẩu, so với gần 60% ở Malaysia và Thái Lan. Chỉ có 21% DNVVN của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và tỉ trọng đóng góp của DNVVN vào xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Mặc dù chính phủ vẫn đang hỗ trợ phát triển công nghiệp theo chiều sâu và phát triển DNVVN, song theo các chuyên gia của ADB, do thiếu sự phối hợp liên ngành nên chính sách còn manh mún và việc thực hiện còn yếu kém.

Từ thực tế này, ADB đã đề xuất về một dự án luật mới cho DNVVN. Bởi đây sẽ là một cơ hội để giải quyết các vướng mắc, yếu kém này. Bên cạnh đó, tăng cường tham vấn với khu vực tư nhân sẽ cung cấp thông tin nhiều hơn cho chính phủ về những hạn chế đang ngăn cản sự kết nối với các mạng lưới sản xuất. Khu vực tư nhân cần tham gia nhiều hơn vào các sáng kiến thiết kế cho sự phát triển của khu vực này. Ví dụ, thành công của Viện Quản trị Công ty được đề xuất mới đây, với mục tiêu tăng cường công tác quản trị công ty, sẽ phụ thuộc vào việc thu hút tài trợ và sự ủng hộ từ khu vực tư nhân.

Các chiến lược ngành cũng đóng vai trò cần thiết. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khuyến khích sự phát triển của các cụm doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra quy mô kinh tế, chia sẻ kiến thức, giảm chi phí giao dịch và vận tải. Ngành nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ sản phẩm và quản lý nguồn lợi hải sản tốt hơn.

Đầu năm 2015, Thủ tướng đã phê duyệt lựa chọn năm ngành ưu tiên để phát triển các cụm công nghiệp và chuỗi giá trị sản phẩm: điện tử, dệt, chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp và du lịch. Theo ông Mellor, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch hành động cho các ngành này để tập trung hỗ trợ cho các chuỗi cung ứng đó, phát huy tối đa tiềm năng lan tỏa của vốn FDI đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, theo các thước đo giá trị gia tăng trong nước, tạo công ăn việc làm và thu ngân sách.

Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, theo ông Mellor, sẽ có thêm nhiều DNNN được cổ phần hóa. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng và DNNN sẽ tiếp tục tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế. Các ngân hàng thiếu vốn, thiếu minh bạch tài chính sẽ vẫn rủi ro cao trước các cú sốc. Việc tìm kiếm đủ nhà đầu tư tham gia vào các đợt bán cổ phần của DNNN bị cản trở bởi cấu trúc sở hữu phức tạp và thông tin tài chính không rõ ràng của các doanh nghiệp này. Về lâu dài, Việt Nam có đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay không phụ thuộc vào khả năng quản trị doanh nghiệp và cải cách cơ cấu sâu rộng hơn, cũng như khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ADB: Giá dầu giảm sẽ có lợi cho châu Á
ADB: Giá dầu giảm sẽ có lợi cho châu Á

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế của ADB, giá dầu giảm có thể đồng nghĩa với những biến động tích cực trong năm 2015.

ADB: Giá dầu giảm sẽ có lợi cho châu Á

ADB: Giá dầu giảm sẽ có lợi cho châu Á

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế của ADB, giá dầu giảm có thể đồng nghĩa với những biến động tích cực trong năm 2015.

ADB: Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tiền tệ
ADB: Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tiền tệ

VOV.VN -Lý do được các chuyên gia ADB đưa ra là dù lạm phát thấp và lãi suất giảm nhưng không còn nhiều dư địa để nới lỏng hơn

ADB: Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tiền tệ

ADB: Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tiền tệ

VOV.VN -Lý do được các chuyên gia ADB đưa ra là dù lạm phát thấp và lãi suất giảm nhưng không còn nhiều dư địa để nới lỏng hơn

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập
Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu DNNN.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu DNNN.