ADB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục mạnh.

Tại buổi họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam ngày 26/9, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2018, mặc dù có những thách thức trong và ngoài nước có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng trong năm 2018 và năm tiếp theo.

ADB đánh giá cao triển vọng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. (Ảnh minh họa: Sản xuất linh kiện điện tử tại nhà máy Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh).

ADB dự báo, nhiều khả năng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục mạnh. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm giảm cơ hội xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nguy cơ mâu thuẫn thương mại leo thang trên toàn thế giới đe dọa phá vỡ chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu mà Việt Nam đang hội nhập rất sâu.

Các đợt lũ lụt nặng nề vào tháng 7 và tháng 8 có thể làm suy yếu nông nghiệp, trong khi các mỏ khoảng sản đã khai thác nhiều năm có thể sẽ bị giảm sản lượng khai thác.

Do vậy, ADB dự báo tăng trưởng năm 2018 được điều chỉnh giảm từ 7,1% xuống còn 6,9%, trong khi dự báo mức tăng trưởng cho năm 2019 vẫn giữ nguyên là 6,8%.

Đồng thời, DAB cũng cho rằng, lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 4,0% cho năm 2018 và từ 4,0% lên 4,5% cho năm 2019.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng kinh tế đạt được trên tất cả các lĩnh vực, với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rông, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, và đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.

Lãnh đạo ADB lưu ý, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu nội địa được duy trì, điều kiện kinh doanh được cải thiện, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Tăng chi tiêu công trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong đầu tư.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dễ ảnh hưởng bởi những thách thức trong và ngoài nước. Căng thẳng thương mại leo thang toàn cầu cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế
Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế

VOV.VN -Việt Nam xác định, khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế

Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế

VOV.VN -Việt Nam xác định, khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và năng động trong ASEAN
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và năng động trong ASEAN

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn và rất năng động trong khu vực ASEAN.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và năng động trong ASEAN

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và năng động trong ASEAN

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn và rất năng động trong khu vực ASEAN.

​Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt 6,7%
​Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt 6,7%

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt kế hoạch đề ra là 6,7%.

​Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt 6,7%

​Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt 6,7%

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể vượt kế hoạch đề ra là 6,7%.

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút
Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

VOV.VN - Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ sau các năm từ 2003 - 2013.

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

VOV.VN - Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ sau các năm từ 2003 - 2013.