ADB dự báo tăng trưởng năm nay của Việt Nam sẽ đạt ở mức 3,8%.

VOV.VN -Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày hôm nay cho biết, do sự bùng phát trở lại của dịch Covid- 19 kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn, tăng trưởng năm nay sẽ đạt ở mức 3,8%.

Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, nửa đầu năm nay trưởng đã phục hồi chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại. Ảnh hưởng từ đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp… Do đó, kinh tế Việt Nam dự kiến ​​đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và đạt 6,5% vào năm tới.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, gần 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt đã gián đoạn sự dịch chuyển lao động và cản trở sản xuất. Hậu quả là 12,8 triệu người bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm sút đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân xuống 3,6% trong nửa đầu năm 2021, chỉ tăng 0,2% so với nửa đầu năm 2020 và bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Tăng trưởng tiêu dùng khu vực công cũng giảm một nửa, còn 3,2%, do Chính phủ cũng cắt giảm chi thường xuyên.

Trong tháng 8 năm 2021, doanh thu bán buôn và bán lẻ giảm 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của giãn cách xã hội (Hình 3.4.42). Các nhà máy đóng cửa và sự gián đoạn dịch chuyển lao động đã hạn chế đầu tư trong và ngoài nước.

“Đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam” - ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định.

Đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ kéo triển vọng tăng trưởng của năm 2021 đi xuống. Tình trạng thiếu hụt lao động do giãn cách xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý 3 và 4 cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.

Về phương diện lạc quan, tiếp cận thị trường được cải thiện do các hiệp định thương mại tự do và sự phục hồi của Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2021, bằng với mức năm 2020.

“Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý 2 năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng” - ông Andrew Jeffries nói.

Sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường nước ngoài chính của Việt Nam, đặc biệt là Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, sẽ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt đối với hàng dệt may và giày dép, điện tử và điện thoại di động. Nhưng việc đóng cửa các trung tâm công nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ hạn chế năng lực sản xuất, dẫn đến việc chuyển đơn hàng sang các nước khác. 18% công ty châu Âu kinh doanh tại Việt Nam đã làm vậy trong tháng 7 và tháng 8. Dù dòng vốn và giải ngân FDI tăng nhẹ trong tháng 7 và tháng 8, sẽ khó có thể tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm do các nhà máy đóng cửa và thiếu lao động

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

ADB nhận định tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo ở mức 3,8% trong năm 2021 và 6,5% trong năm 2022, cả hai dự báo này đều thấp hơn dự báo trong báo cáo ADO (Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á) năm 2021./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8% trong năm 2021
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8% trong năm 2021

VOV.VN - Theo dự báo của WB, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7,0% từ năm 2022 trở đi.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8% trong năm 2021

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8% trong năm 2021

VOV.VN - Theo dự báo của WB, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7,0% từ năm 2022 trở đi.

Kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
Kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

VOV.VN - Trong buổi tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Thủ tướng khẳng định kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

VOV.VN - Trong buổi tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Thủ tướng khẳng định kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng khích lệ
Kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng khích lệ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông.

Kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng khích lệ

Kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng khích lệ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông.