ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

VOV.VN - ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, đồng thời dự báo lạm phát năm nay ở mức 3,5%.

Trong báo cáo vừa công bố hôm nay (14/12), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực Châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong bối cảnh triển vọng toàn cầu đang xấu đi.

ADB đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm 2023 từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, đồng thời dự báo lạm phát năm nay ở mức 3,5%.

Tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.

ADB cho rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, và các đợt phong tỏa tái diễn ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19. Các hạn chế theo cách tiếp cận “không COVID”, cùng với thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đã một lần nữa khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc bị hạ thấp.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao - đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương - và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm.”

Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 3,0% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,3%. Dự báo cho năm sau giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% do suy thoái toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ được duy trì ở mức 7,0% trong năm tài khóa này và 7,2% trong năm tài khóa tiếp theo.

Ngay cả với các mức dự báo bị hạ thấp này, châu Á đang phát triển vẫn sẽ làm tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, cả về tăng trưởng và lạm phát. Dự báo tăng trưởng của ADB cho Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo cho năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ADB tung gói hỗ trợ 14 tỷ USD hỗ trợ khủng hoảng lương thực ở châu Á
ADB tung gói hỗ trợ 14 tỷ USD hỗ trợ khủng hoảng lương thực ở châu Á

VOV.VN - Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Masatsugu Asakawa, giờ là thời điểm phù hợp và khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực đã đẩy nhiều gia đình nghèo ở châu Á chìm sâu vào đói nghèo.

ADB tung gói hỗ trợ 14 tỷ USD hỗ trợ khủng hoảng lương thực ở châu Á

ADB tung gói hỗ trợ 14 tỷ USD hỗ trợ khủng hoảng lương thực ở châu Á

VOV.VN - Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Masatsugu Asakawa, giờ là thời điểm phù hợp và khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực đã đẩy nhiều gia đình nghèo ở châu Á chìm sâu vào đói nghèo.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%

VOV.VN - Theo ADB, nên kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng, nhờ thương mại vẫn được mở rộng và sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%

VOV.VN - Theo ADB, nên kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng, nhờ thương mại vẫn được mở rộng và sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công.

BIDV và ADB dự báo lợi nhuận ngân hàng năm 2022 có thể tăng trưởng 20 - 25%
BIDV và ADB dự báo lợi nhuận ngân hàng năm 2022 có thể tăng trưởng 20 - 25%

VOV.VN - Theo dự báo của BIDV và ADB, lợi nhuận toàn ngành năm 2022 kỳ vọng tăng trưởng khoảng 20 - 25% so với năm 2021 với tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt mức khoảng 14 - 15%.

BIDV và ADB dự báo lợi nhuận ngân hàng năm 2022 có thể tăng trưởng 20 - 25%

BIDV và ADB dự báo lợi nhuận ngân hàng năm 2022 có thể tăng trưởng 20 - 25%

VOV.VN - Theo dự báo của BIDV và ADB, lợi nhuận toàn ngành năm 2022 kỳ vọng tăng trưởng khoảng 20 - 25% so với năm 2021 với tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt mức khoảng 14 - 15%.

ADB: Lạm phát năm 2022 của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8%
ADB: Lạm phát năm 2022 của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8%

VOV.VN - ADB nhận định, cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.

ADB: Lạm phát năm 2022 của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8%

ADB: Lạm phát năm 2022 của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8%

VOV.VN - ADB nhận định, cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.

ADB: Lạm phát khu vực Đông Nam Á năm 2022 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát
ADB: Lạm phát khu vực Đông Nam Á năm 2022 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát

VOV.VN - ADB dự báo, lạm phát khu vực Đông Nam Á vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức 2,1% vào năm 2021 và 2,7% trong năm 2022, cho phép thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng hơn và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi đại dịch.

ADB: Lạm phát khu vực Đông Nam Á năm 2022 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát

ADB: Lạm phát khu vực Đông Nam Á năm 2022 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát

VOV.VN - ADB dự báo, lạm phát khu vực Đông Nam Á vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức 2,1% vào năm 2021 và 2,7% trong năm 2022, cho phép thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng hơn và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi đại dịch.