Ấn Độ khởi xướng điều tra xơ sợi nhân tạo của Việt Nam bán phá giá

VOV.VN - Phía Ấn Độ sẽ tiến hành điều tra sản phẩm có thời gian bán phá giá và gây thiệt hại trong 4 năm, từ năm 2016-2019.

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 14/1 vừa qua, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, đã thông báo khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo, có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Theo đó, nguyên đơn là Hiệp hội sản xuất sợi nhân tạo Ấn Độ đã có cáo buộc lên DGTR, cho rằng sản phẩm sợi VSY nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã bán phá giá vào Ấn Độ. Tình trạng này là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ (về sản xuất, bán hàng và lợi nhuận, doanh thu, dòng tiền).

Hiệp hội sản xuất sợi nhân tạo Ấn Độ cáo buộc sơ sợi nhập khẩu bán phá giá tại thị trường nước này. (Ảnh minh họa: KT)

Phía nguyên đơn yêu cầu DGTR điều tra các sản phẩm sợi làm từ xơ sợi staple nhân tạo có các mã HS: 5510.11.10; 5510.12.10; 5510.11.90; 5510.90.10; 5510.90.90 trong thời gian 9 tháng, từ ngày 1/4 - 31/12/2019 và thời gian bán phá giá và gây thiệt hại trong 4 năm, từ năm 2016-2019.

Phía DGTR đề nghị các bên liên quan (bao gồm Chính phủ nước bị điều tra, các nhà xuất khẩu, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hoá bị điều tra…) có thể gửi thông tin, bình luận/lập luận bằng văn bản, bản trả lời câu hỏi tới cơ quan điều tra (DGTR) trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo khởi xướng, chậm nhất là ngày 19/2/2020.

Trong trường hợp không nhận được thông tin trong thời hạn quy định, hoặc các thông tin không hoàn chỉnh hay không được nộp theo đúng quy định, hoặc một bên liên quan cản trở đáng kể hoạt động điều tra, DGTR sẽ sử dụng các dữ liệu sẵn để tính toán mức thuế chống bán phá giá.

Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham gia hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ và hợp lệ cho DGTR trong toàn bộ quá trình điều tra để tránh bị cơ quan điều tra kết luận dựa trên thông tin, bằng chứng sẵn có và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại quá trình xử lý vụ việc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ
Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

VOV.VN - Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

VOV.VN - Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam
Mỹ giảm thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam

VOV.VN - Mức thuế sơ bộ cho bị đơn bắt buộc là 0,00 USD/kg; thuế suất cho bị đơn tự nguyện cũng là 0,00 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam

VOV.VN - Mức thuế sơ bộ cho bị đơn bắt buộc là 0,00 USD/kg; thuế suất cho bị đơn tự nguyện cũng là 0,00 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.

Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm Trung Quốc
Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

VOV.VN - Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc từ 2,49% - 35,58%.

Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

VOV.VN - Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc từ 2,49% - 35,58%.