An Giang đảm bảo hàng hóa và bình ổn giá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

VOV.VN - Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động nguồn hàng đa dạng, phong phú chủng loại. Các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai kế hoạch bình ổn giá, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ người dân.

Hiện nay đang là thời điểm sôi động nhất trong việc cung ứng, mua sắm hàng hóa dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng các mặt hàng cung ứng dịp Tết tại các chợ, cửa hàng, cơ sở kinh doanh, đại lý, siêu thị trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn rất phong phú, đa dạng về số lượng mẫu mã; nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu được đưa ra đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng.

Tại nhiều siêu thị khác trên địa bàn tỉnh, hàng hóa cung ứng cho dịp Tết đã được các đơn vị lên kế hoạch từ rất sớm, các mặt hàng thiết yếu như: gạo, mì, dầu ăn, trứng, đường, sữa, rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm… đều được bình ổn giá. Các loại bánh, kẹo, mứt… được tung ra thị trường với nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng, thu hút người tiêu dùng. Bên cạnh đó, siêu thị này còn triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu người mua.

“Đối với siêu thị, ngoài việc tập trung kinh doanh, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động; đồng thời cũng dự trữ nguồn hàng hóa đầy đủ để đảm bảo, giúp cho người dân có một cái tết trọn vẹn. Đơn vị cũng tham gia vào công tác bình ổn thị trường tại địa phương. Nguồn hàng rất dồi dào, đơn vị nhập hàng tập trung từ trên trung tâm. Tại đầu mối trung tâm thì cũng liên hệ với rất nhiều nhà cung cấp, để không bị thiếu, hụt hàng hóa trong thời gian cao điểm tết”, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Quản lý siêu thị Coopmart Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết.

Tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang trong những ngày cận Tết này, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thủy hải sản, rau xanh, củ quả tươi và hàng hóa thiết yếu… rất phong phú. Các mặt hàng đều được niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; không có tình trạng găm hàng, tăng giá. Các tiểu thương đều cam kết đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu trong mọi tình huống; thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân, trang trại chuyên trồng rau an toàn đã trồng nhiều loại rau màu để có sản phẩm đưa ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Nhờ đó, nguồn cung ứng rau xanh an toàn cho thị trường Tết năm nay rất rồi rào, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm, hoặc tăng giá đột biến.

“Giá bán của nông trại luôn giữ ổn định suốt 4 năm qua và cam kết này luôn được giữ vững. Trong thời điểm Covid-19 như năm nay, mọi người vẫn đang gặp khó khăn, nông trại phải chia sẻ cùng với khách hàng; giá rau vẫn giữ ổn định trong dịp tết này. Theo dự đoán, qua Tết, kinh tế sẽ phục hồi mạnh nhất, và có thể là mức tiêu dùng các sản phẩm nông sản sạch, an toàn hữu cơ sẽ lên; trang trại cũng đang chuẩn bị trồng nhiều loại rau, nhiều sản phẩm để đón đầu xu thế phục hồi kinh tế của cả nước”, anh Trương Thành Đạt, Chủ nông trại Ếch Ộp, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang chia sẻ.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh An Giang, thị trường Tết năm nay sức mua không bằng năm trước, người tiêu dùng có xu hướng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng cơ bản như: thực phẩm tươi sống, cá, thịt gia súc, gia cầm; thực phẩm thiết yếu có tính thời vụ như: bánh kẹo, bia, nước giải khát, rượu… phục vụ cho việc đón Tết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng vẫn chủ động chuẩn bị nguồn hàng phong phú với nhiều dòng sản phẩm, kể cả đặc sản, sản phẩm OCOP... để phục vụ thị trường Tết. Các doanh nghiệp cho rằng, việc tham gia phục vụ thị trường Tết và bình ổn thị trường đó là trách nhiệm với người tiêu dùng. Ngoài phục vụ tại chỗ, các điểm bán hàng, siêu thị còn áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến giúp khách hàng mua sắm thuận tiện và an toàn hơn, đặc biệt bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Sở Công Thương đã sớm xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng tham gia bình ổn thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này, có 23 doanh nghiệp đăng ký với hơn 450 điểm bán hàng bình ổn, bố trí rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, có hơn 100 điểm bán hàng bình ổn thuộc nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bách hóa tiêu dùng, hóa mỹ phẩm…, dự kiến tổng số tiền dự trữ khoảng hơn 340 tỷ đồng.

“Đối với các doanh nghiệp có hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh, như: An Phú, Tân Châu, Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên… cũng điều phối hàng hóa để đảm bảo yêu cầu phục vụ người dân. Các đơn vị này đã cam kết với Sở Công Thương là luôn đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho người dân trong bất cứ tình huống nào”, ông Nguyễn Minh Hùng thông tin.

Nhìn chung năm nay, việc cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh An Giang đều được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Giá cả một số mặt hàng tuy có tăng nhẹ, nhưng cơ bản vẫn đảm bảo ổn định; hầu hết các mặt hàng đều giữ ở mức giá thường nhật. Ngoài việc đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa còn đảm bảo thực hiện tốt việc phòng chống, dịch Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Đại công xưởng" sản xuất vàng mã tất bật chuẩn bị hàng Tết
"Đại công xưởng" sản xuất vàng mã tất bật chuẩn bị hàng Tết

VOV.VN - Những ngày cuối năm, thủ phủ vàng mã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) lại tất bật cho “ra lò” những sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh trong Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

"Đại công xưởng" sản xuất vàng mã tất bật chuẩn bị hàng Tết

"Đại công xưởng" sản xuất vàng mã tất bật chuẩn bị hàng Tết

VOV.VN - Những ngày cuối năm, thủ phủ vàng mã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) lại tất bật cho “ra lò” những sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh trong Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hàng độc lạ chơi Tết Nhâm Dần: Quất thân siêu to, giá trăm triệu đồng
Hàng độc lạ chơi Tết Nhâm Dần: Quất thân siêu to, giá trăm triệu đồng

Vườn quất cảnh của ông Trương Ngọc Xuân (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phần lớn là những cây quất cần thăng, với những cây to có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Hàng độc lạ chơi Tết Nhâm Dần: Quất thân siêu to, giá trăm triệu đồng

Hàng độc lạ chơi Tết Nhâm Dần: Quất thân siêu to, giá trăm triệu đồng

Vườn quất cảnh của ông Trương Ngọc Xuân (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phần lớn là những cây quất cần thăng, với những cây to có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Doanh nghiệp cam kết không tăng giá, thiếu hàng dịp Tết Nhâm Dần 2022
Doanh nghiệp cam kết không tăng giá, thiếu hàng dịp Tết Nhâm Dần 2022

VOV.VN - Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần 2022. Thời điểm này, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm cho nhân dân. Dự báo, năm nay, nhu cầu thị trường không tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp cam kết không tăng giá, thiếu hàng dịp Tết Nhâm Dần 2022

Doanh nghiệp cam kết không tăng giá, thiếu hàng dịp Tết Nhâm Dần 2022

VOV.VN - Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần 2022. Thời điểm này, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm cho nhân dân. Dự báo, năm nay, nhu cầu thị trường không tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do tác động của dịch Covid-19.