Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới xuất khẩu nông sản Việt Nam

Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu.

Theo ông Chupai Paphan, chuyên viên cao cấp của WTO, xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Việc Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên của WTO cả ở thị trường trong và ngoài nước là điều không phải bàn cãi. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam.

Theo cam kết gia nhập WTO, mức thuế nông nghiệp bình quân của Việt Nam sẽ là 21% và lộ trình cắt giảm từ 3 - 7 năm (tùy từng nhóm hàng). Điều đáng chú ý là trong quá trình sản xuất, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phải có chứng chỉ an toàn để chứng minh mặt hàng này luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, chẳng hạn như chứng chỉ xác định nguồn gốc giống (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gen), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hóa

Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn.

Đối với thị trường Mỹ, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4 -0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của nước này. Đây thực sự là một con số khiêm tốn so với tiềm năng hiện có của ngành nông sản Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.

Gần đây, giá một số loại nông sản xuất khẩu xuống thấp khi gặp khủng hoảng tài chính. Nhiều chuyên gia nhận định, giá nông sản giảm là bất ngờ nhưng chỉ vào thời điểm này, không đến mức quá nghiêm trọng. Rất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam chịu tác động từ hiệu ứng domino của cơn khủng hoảng tài chính thế giới như cao su, cà phê, điều, hạt tiêu, gạo. Song, sự giảm giá này còn là do nhiều yếu tố khác, như một số sản phẩm chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch (cà phê), hoặc hết hàng do đã cuối vụ (hạt tiêu) hay mức giá giảm đã kéo dài từ trước đó (gạo). 

Thị trường lúa gạo ở ĐBSCL gần như bị tê liệt. Từ tháng 10/2008, các tỉnh phía Nam lại thu hoạch lúa vụ 3, trong khi các công ty không có mối bán hoặc được chào mua với giá rất thấp. Trong số những mặt hàng nông sản, giá hạt tiêu, điều cũng giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng tài chính. Giá hạt tiêu chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu. Việc giá giảm còn 38.000-40.000 đồng/kg là do giá tiêu đen thế giới sụt giảm và tác động của giới đầu cơ trong nước. Niên vụ tiêu năm nay đã kết thúc nên việc giá giảm cũng không ảnh hưởng nhiều đến người nông dân. Đối với hạt điều, tuy giá nhân điều gần đây giảm từ 6.500 xuống 5.400 USD/tấn so với hồi đầu tháng 8/2008 và đây không phải là lương thực chủ lực, song người tiêu dùng (nhất là ở Mỹ), ăn quen từ lâu nên chỉ một thời gian nữa giá sẽ bình ổn trở lại.

Mặt hàng chịu tác động đầu tiên, nặng nề nhất chính là cao su - khi giá liên tục giảm theo chiều thẳng đứng. 60% sản lượng cao su Việt Nam hiện xuất sang Trung Quốc, hơn 15% đi Nhật Bản... Các nước này lại nhập cao su chủ yếu để sản xuất lốp xe bán cho Mỹ, châu Âu nên nhiều chuyên gia lo ngại giá cao su còn xuống nữa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên