Áp lực tăng lãi suất huy động, khó giảm lãi cho vay

VOV.VN -Nhiều phân tích cho thấy, đang có sức ép lên mặt bằng lãi suất, đặc biệt là trong bối cảnh sức ép lãi suất huy động tăng, gây khó giảm lãi suất cho vay.

Nhiều áp lực tăng lãi suất

Cụ thể, chuyên gia của BVSC đánh giá tăng trưởng tín dụng đang cho những diễn biến tương đối tích cực so với các năm gần đây. BVSC dẫn theo một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 2/2017 đạt xấp xỉ 2% so với cuối năm ngoái trong khi cùng kỳ năm 2016 và 2015, mức tăng này chỉ quanh 0,6%.

Mặt bằng lãi suất huy động cũng đã có sự nhích nhẹ tại khá nhiều ngân hàng thương mại (Ảnh minh họa: KT)

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tiếp tục duy trì ổn định kể từ tháng 12/2014, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm 45% tổng tín dụng, còn lại tín dụng trung và dài hạn chiếm 55%.

Do diễn biến tăng trưởng tín dụng khả quan trong khi thanh khoản hệ thống ngân hàng không quá dư thừa, mặt bằng lãi suất huy động cũng đã có sự nhích nhẹ tại khá nhiều ngân hàng thương mại, chủ yếu vẫn tập trung ở nhóm ngân hàng TMCP có quy mô vừa và nhỏ như.

Chẳng hạn, Maritimebank tăng lãi suất ở các kỳ hạn ngắn 1 và 2 tháng, từ mức 5,05% lên 5,2%/năm; Oceanbank tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 11 tháng, 12 tháng lên mức 7,3%/năm; OCB tăng lãi suất huy động lên cao nhất ở mức 7,8%...

Bên cạnh đó, lãi suất tăng còn do các ngân hàng đang cân đối, sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn khi quy định trong Thông tư 06 về giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 60% xuống mức 50% chính thức có hiệu lực kể từ đầu năm 2017.

Ngoài ra, áp lực lạm phát tăng ngay trong hai tháng đầu năm (tổng mức tăng là 0,7%) cũng là nhân tố buộc các ngân hàng phải xem xét điều chỉnh biểu lãi suất khi kỳ vọng của người gửi tiền thay đổi. Nhân tố cuối cùng chính là áp lực bên ngoài đến từ lộ trình tăng lãi suất của FED.

Chuyên gia của BVSC cho rằng, dự kiến sau quyết định tăng ngày 15/3 vừa qua, FED sẽ có thêm hai lần tăng lãi suất nữa trong năm nay và 3 lần nữa trong năm 2018. Nếu trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước vẫn duy trì ở mức 0%, rất có thể dòng kiều hối và đầu tư gián tiếp có thể sẽ có sự đảo chiều ở mức nhất định. Hệ quả là tỷ giá sẽ lại biến động và nếu muốn ngăn điều này xảy ra, lãi suất tiền Đồng phải ở mức đủ hấp dẫn để người gửi tiền vẫn nắm giữ VND bất chấp kỳ vọng biến động tỷ giá.

Tựu chung lại, BVSC cho rằng “sức ép tăng lãi suất trong năm nay sẽ lớn hơn so với năm 2016. Tuy vậy, sức ép này có thể sẽ không quá lớn nếu diễn biến tăng CPI trong các tháng tới hạ nhiệt và lộ trình tăng lãi suất của FED vẫn đúng theo dự kiến, không có sự thay đổi quá lớn so với kỳ vọng của nhà đầu tư.”.

Khó giảm lãi cho vay

Đầu năm, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) báo cáo nghiên cứu tiềm năng và triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2017 cũng dự báo rằng, mặt bằng lãi suất chịu áp lực  tăng,  dù  Ngân hàng Nhà nước vẫn  duy  trì định  hướng  lãi  suất  thấp.

Mặc dù NHNN vẫn hướng tới mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, tuy nhiên VCBS cho rằng mục tiêu này có thể gặp nhiều thách thức.  Lãi suất huy động chịu áp lực tăng do: Lạm phát được kỳ vọng tăng dần khi giá hàng hóa, nguyên liệu cơ bản đã tạo đáy và đi lên từ năm 2016; Nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng.

Thực tế tính đến hết Quý 3/2016, tại nhiều ngân hàng tỷ lệ huy động trên cho vay (LDR) vẫn vượt quá 80% theo quy định. Chẳng hạn, theo số liệu do TS. Đặng Anh Tuấn và Nhóm nghiên cứu Viện Ngân hàng – Tài chính (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) vừa công bố cho biết: LDR của VIB (89%), TienPhong Bank (83%), SHB (83%), VietinBank (96%), BIDV (90%), Việt Á (87%),…; tỷ lệ nợ trung dài hạn cao hơn 50% như là EximBank (65%), Maritime Bank (70%), Sacombank (62%), TechcomBank (70%), VPBank (74%),...

Ngân hàng Nhà nước xác định năm 2017 phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất như năm 2016. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, mặt bằng lãi suất năm 2017 có khả năng sẽ tăng nhẹ khoảng 0,5%. Lý do đưa ra dự báo này, theo nhóm nghiên cứu là do: Quy định mới từ 1/1/2017, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% xuống 50%; Hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản tăng lên 200%. Việc tăng cường các tiêu chuẩn an toàn hệ thống sẽ gây sức ép huy động vốn và tăng chi phí tín dụng ở lĩnh vực bất động sản.

Hơn nữa, lạm phát 2017 được dự báo tăng cao hơn 2016 khoảng 2,5 điểm %. Đồng USD có xu hướng tăng giá gây áp lực tăng lãi suất nội tệ để ổn định tỷ giá.

Một nguyên nhân quan trọng nữa, theo nhiều chuyên gia, do xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém còn chậm, ảnh hưởng tới khả năng giảm lãi suất.

Đồng thời, thực tế dòng vốn FDI và vốn đầu tư công gặp nhiều trở lực do trục trặc của Hiệp định TPP và nợ công đã ở mức cao. Việt Nam thì cũng tiếp tục xu hướng giảm vốn vay ưu đãi, viện trợ, do đó cầu tín dụng dự kiến sẽ tăng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Những nhân tố này có thể gây áp lực tăng lãi suất. Đặc biệt là trước áp lực tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu NHNN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng nào đang có lãi suất cạnh tranh nhất?
Ngân hàng nào đang có lãi suất cạnh tranh nhất?

VOV.VN - Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là hai đơn vị hiện có mức lãi suất cạnh tranh nhất đối với huy động ngắn hạn.

Ngân hàng nào đang có lãi suất cạnh tranh nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất cạnh tranh nhất?

VOV.VN - Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là hai đơn vị hiện có mức lãi suất cạnh tranh nhất đối với huy động ngắn hạn.

Lãi suất nóng, cuối năm ‘săn’ ngân hàng lãi suất cao để gửi tiết kiệm
Lãi suất nóng, cuối năm ‘săn’ ngân hàng lãi suất cao để gửi tiết kiệm

VOV.VN - Lãi suất đang “nóng” lên vào những ngày cuối năm – thời điểm người dân bắt đầu “săn” ngân hàng có lãi suất cao nhất để gửi tiết kiệm.

Lãi suất nóng, cuối năm ‘săn’ ngân hàng lãi suất cao để gửi tiết kiệm

Lãi suất nóng, cuối năm ‘săn’ ngân hàng lãi suất cao để gửi tiết kiệm

VOV.VN - Lãi suất đang “nóng” lên vào những ngày cuối năm – thời điểm người dân bắt đầu “săn” ngân hàng có lãi suất cao nhất để gửi tiết kiệm.

Lãi suất tiết kiệm ‘leo đỉnh’ sau Tết, lãi suất cho vay vẫn sẽ giảm?
Lãi suất tiết kiệm ‘leo đỉnh’ sau Tết, lãi suất cho vay vẫn sẽ giảm?

Mặc dù sau Tết nhiều ngân hàng đang “leo” đỉnh lãi suất tiết kiệm nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo giảm lãi suất cho vay.

Lãi suất tiết kiệm ‘leo đỉnh’ sau Tết, lãi suất cho vay vẫn sẽ giảm?

Lãi suất tiết kiệm ‘leo đỉnh’ sau Tết, lãi suất cho vay vẫn sẽ giảm?

Mặc dù sau Tết nhiều ngân hàng đang “leo” đỉnh lãi suất tiết kiệm nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo giảm lãi suất cho vay.

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?
Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

VOV.VN - Trong bổi cảnh FED liên tục tăng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ từ Việt Nam.

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

VOV.VN - Trong bổi cảnh FED liên tục tăng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ từ Việt Nam.

Lãi suất huy động giảm - lãi suất cho vay liệu có giảm?
Lãi suất huy động giảm - lãi suất cho vay liệu có giảm?

VOV.VN - Khả năng giảm lãi suất cho vay sẽ không nhiều bởi những rủi ro của nền kinh tế vẫn đang hiện hữu và nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Lãi suất huy động giảm - lãi suất cho vay liệu có giảm?

Lãi suất huy động giảm - lãi suất cho vay liệu có giảm?

VOV.VN - Khả năng giảm lãi suất cho vay sẽ không nhiều bởi những rủi ro của nền kinh tế vẫn đang hiện hữu và nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Việc FED tăng lãi suất tác động nhiều chiều đến Việt Nam
Việc FED tăng lãi suất tác động nhiều chiều đến Việt Nam

VOV.VN - Động thái tiếp tục tăng lãi suất cơ bản đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được cho là sẽ có tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam.

Việc FED tăng lãi suất tác động nhiều chiều đến Việt Nam

Việc FED tăng lãi suất tác động nhiều chiều đến Việt Nam

VOV.VN - Động thái tiếp tục tăng lãi suất cơ bản đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được cho là sẽ có tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam.