Bà chủ vườn lận đận với giống cà chua lạ

Giống cà chua của bà Cúc nặng tới 1kg nhưng tiêu thụ khó do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.

Xuất thân là một giáo viên, sau đó chuyển qua kinh doanh nhà đất, khách sạn, 8 năm nay bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) quyết định  làm nông nghiệp. Tuy không được đào tạo chuyên ngành, nhưng hiện tại bà Cúc được đánh giá là một trong những nhà vườn công nghệ cao có đẳng cấp ở Lâm Đồng.

Từ năm 2007, bà Cúc tìm đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương lập vườn trồng rau. Một vài năm đầu bà nếm trải đầy đủ sự vất vả, thậm chí thua lỗ. Sau đó bà đã định hình lại và chuyển hướng qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với những cây trồng mới lạ, độc đáo.

Trên diện tích 1,3ha đất nông nghiệp của bà Cúc đều được quy hoạch trong nhà kính với nhiều loại cây trồng bằng kỹ thuật canh tác hữu cơ. Trong đó, cây cà chua là niềm say mê thực sự của bà Cúc. Bà luôn dành khoảng 1.000m2 để trồng thử nghiệm các giống cà chua. Giá cà chua quanh năm rất thất thường, người trồng phần lớn bị lỗ, nhưng bà đánh giá loại rau quả này đầy tiềm năng vì là thực phẩm phổ biến trong bếp ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, để làm cà chua hiệu quả về kinh tế không dễ.

Bà Cúc thành công với giống cà chua mới trên đất Lâm Đồng.

Cà chua của bà được trồng trong nhà kính chứ không trồng ngoài trời. Thường ngày bà sử dụng phương pháp tưới bằng công nghệ nhỏ giọt, nhưng cũng có những thời điểm cần thiết sẽ cho tưới bằng vòi sen hay béc tự động. Một lượng phân chuồng rất lớn đã qua xử lý kỹ thuật được dùng để bón lót trước khi trồng.

Cà chua là loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, nên kỹ thuật canh tác phải kết hợp cả hữu cơ và hóa học mới can thiệp được các loại nấm bệnh phát sinh. Một trong các bí quyết canh tác cây cà chua mà bà đúc kết là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từng ngày bà phải theo dõi các hiện tượng thời tiết để bơm, bón kịp thời. Chỉ cần muộn một vài ngày cây sẽ phát bệnh, tiền chữa tốn kém mà sản lượng lại giảm khi thu hoạch.

Vừa qua, bà Cúc đã trồng thử nghiệm thành công giống cà chua mới có tên Beef, xuất xứ Hà Lan. Đây là giống cà chua cao cấp của châu Âu có nhiều ưu điểm như trái to, chắc, ít hạt, cơm dày. Đường kính trái khi bổ ra có thể đủ khoanh tròn đáy đĩa thức ăn. Một công ty nước ngoài đã làm dịch vụ tư vấn, khảo nghiệm canh tác và cung ứng giống cây trồng cung cấp.

Đối tác chuyên phân phối bán lẻ của bà Cúc chấp nhận ký hợp đồng với giá 30.000 đồng một kg, trong khi giá cà chua giống Ana mà nông dân Lâm Đồng đang canh tác hiện chỉ 4.000 đồng, nên bà đã mạnh dạn trồng gần 2.000 cây.

Kết quả ngoài tưởng tượng, cà chua giống Beef thu hoạch trung bình mỗi trái trên 500gram, cá biệt có những trái tới 1kg. Giống cà chua đang trồng phổ biến phải từ 15-20 quả mới được 1kg. Theo bà Cúc, giá một hạt cà chua giống Beef là 4.500 đồng, đắt hơn loại thường 4.000 đồng một hạt.

Với diện tích trồng thử nghiệm 1.000m2, bà Cúc thu về khoảng 20 tấn cà chua Beef cho một vụ canh tác trong 8 tháng. Nếu bán được giá như ký hợp đồng thì 1.000m2 sẽ thu được 600 triệu đồng một vụ, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu.

Hiện vườn cà chua của bà Cúc đã đỏ rực nhưng hàng ngày chỉ tiêu thụ được vài trăm kg. Bà Cúc chấp nhận giá thấp hơn ban đầu, nhưng do nhu cầu tiêu thụ ít nên chưa thể giải quyết được. Bà Cúc phải cho người đến chào mời hoặc ký gửi tại các cửa  hàng rau quả, nhưng người tiêu dùng còn quá lạ lẫm với giống cà chua này. Nhiều người còn cho rằng đây là cà chua Trung Quốc.

Đại diện Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng nhận định, giống cà chua Beef mà bà Cúc canh tác do một công ty nước ngoài cung cấp, cơ quan chuyên môn trong nước chưa trồng khảo nghiệm loại giống này.

Tuy nhiên qua kiểm tra, nhà vườn của bà Cúc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Hiện sản phẩm cà chua Beef của bà Cúc được đối tác tiêu thụ cung cấp chủ yếu cho các bếp ăn của người nước ngoài tại Việt Nam. Họ cũng lấy mẫu sản phẩm phân tích kỹ lưỡng trước khi nhập  hàng.

Vị đại diện này cũng cho rằng, việc không tiêu thụ hết sản lượng, một phần do bà Cúc trồng vượt nhu cầu của đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng trong nước chưa quen với cà chua loại này, nên cần có thêm thời gian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận Global Gap
Thêm sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận Global Gap

Đó là gà giống của Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh, đóng tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Thêm sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận Global Gap

Thêm sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận Global Gap

Đó là gà giống của Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh, đóng tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Hậu Giang cần tập trung tạo và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
Hậu Giang cần tập trung tạo và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mong rằng: Hậu Giang sẽ phát triển nhanh, bền vững, tập trung chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng nông thôn mới văn minh, đoàn kết. 

Hậu Giang cần tập trung tạo và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Hậu Giang cần tập trung tạo và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mong rằng: Hậu Giang sẽ phát triển nhanh, bền vững, tập trung chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng nông thôn mới văn minh, đoàn kết.