Bác thông tin Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam

VOV.VN - Lãnh đạo Hiệp hội Da giày và Túi xách và Cục Công nghiệp khẳng định có việc Nike chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác để đảm bảo tiến độ, nhưng không có chuyện tập đoàn này chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.

Trước thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) khẳng định, thông tin này hoàn toàn không chính xác.

Theo bà Xuân, hiện 88 trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneaker (giày thể thao) đang rất đắt hàng mang nhãn hiệu Nike.

“Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và giày dép. Việc Nike chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác là có, nhưng không có chuyện chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam. Thông tin này không chính xác”, bà Xuân cho hay.

Dẫn khẳng định từ CEO của Nike tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành mới đây, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng khẳng định không có chuyện Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.

Theo ông Tuấn Anh, trong giai đoạn vừa qua, một số đơn hàng của Nike đến hạn phải trả nên để kịp giao hàng và đảm bảo đúng tiến độ, họ đã chuyển đơn hàng sang nhà máy ở một số quốc gia khác. Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành mới đây, CEO của Nike cũng khẳng định sẽ không rời bỏ Việt Nam, không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác”, ông Tuấn Anh nói.

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giầy tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang… là những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp da giầy lớn trong các khu công nghiệp, phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ” và “Một cung đường, hai điểm đến”. 

Tại các địa phương miền trung và miền bắc, các doanh nghiệp da giầy chỉ hoạt động với công suất 50-70 %, do giãn cách xã hội và thiếu lao động. Đối với các doanh nghiệp còn hoạt động, trong bối cảnh như vậy đã buộc phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gẫy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống Covid (xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động). Nhiều lao động bỏ về quê tránh lây lan dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành da giày gặp khó vì thiếu nguyên phụ liệu và mất đơn hàng
Ngành da giày gặp khó vì thiếu nguyên phụ liệu và mất đơn hàng

VOV.VN - Để cấp thiết tháo gỡ khó khăn cho các DN hiện nay, đại diện Hiệp hội ngành da giày đã đưa ra một loạt góp ý ở cả góc độ phục hồi sản xuất lẫn hỗ trợ cho DN.

Ngành da giày gặp khó vì thiếu nguyên phụ liệu và mất đơn hàng

Ngành da giày gặp khó vì thiếu nguyên phụ liệu và mất đơn hàng

VOV.VN - Để cấp thiết tháo gỡ khó khăn cho các DN hiện nay, đại diện Hiệp hội ngành da giày đã đưa ra một loạt góp ý ở cả góc độ phục hồi sản xuất lẫn hỗ trợ cho DN.

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn
Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

VOV.VN - Nhà nước cần tính toán và có chính sách sao cho doanh nghiệp cơ khí trong nước có nhiều đơn hàng và thị trường để tái đầu tư phát triển.

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

VOV.VN - Nhà nước cần tính toán và có chính sách sao cho doanh nghiệp cơ khí trong nước có nhiều đơn hàng và thị trường để tái đầu tư phát triển.

Cuộc chiến thương mại: Nhà máy ở Trung Quốc mất dần đơn hàng xuất khẩu
Cuộc chiến thương mại: Nhà máy ở Trung Quốc mất dần đơn hàng xuất khẩu

VOV.VN - Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, nhiều nhà máy ở Trung Quốc đang mất dần các đơn hàng xuất khẩu và buộc phải sa thải bớt công nhân.

Cuộc chiến thương mại: Nhà máy ở Trung Quốc mất dần đơn hàng xuất khẩu

Cuộc chiến thương mại: Nhà máy ở Trung Quốc mất dần đơn hàng xuất khẩu

VOV.VN - Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, nhiều nhà máy ở Trung Quốc đang mất dần các đơn hàng xuất khẩu và buộc phải sa thải bớt công nhân.