Bài toán thu xếp vốn và tăng tốc giải ngân cho hạ tầng giao thông

VOV.VN - Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án quan trọng trong lĩnh vực giao thông hiện nay còn chậm, rất cần sự tập trung cao độ, với trách nhiệm nêu gương người đứng đầu để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 5.000 km đường cao tốc có trở thành hiện thực hay không, phụ thuộc rất lớn vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, sớm hoàn thành các dự án công trình trọng điểm của nước ta. Trong khi đó, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án quan trọng trong lĩnh vực giao thông hiện nay còn chậm, nhất là phần giải ngân cho công tác GPMB tại các địa phương, rất cần sự tập trung cao độ, với trách nhiệm nêu gương người đứng đầu để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, sớm hoàn thành công trình dự án đưa vào sử dụng, góp phần phục hồi nền kinh tế và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.

Theo số liệu từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, Bộ Giao thông Vận tải đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án qua 4 đợt với tổng số hơn 45.000/50.330 tỷ đồng, đạt 90,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Giải ngân của Bộ GTVT hết tháng 5/2022 đạt 34,9% kế hoạch 2022 đã giao chi tiết, về tổng thể đã đáp ứng theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT đặt ra theo kế hoạch từng tháng về công tác giải ngân.

Kiểm điểm tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công mới đây, nhất là đối với 4 dự án cao tốc Bắc – Nam phải hoàn thành trong năm 2022 này (gồm: Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây), Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị của ngành, nhất là các Ban Quản lý dự án cần nhanh chóng cắt chuyển khối lượng, cương quyết với nhà thầu yếu kém, giải cứu tiến độ các gói thầu. Muốn vậy, hoạt động giao vốn, chuyển vốn cho các nhà thầu cần được lên kế hoạch chi tiết và giải ngân ngay. Ông Lương Văn Long, Giám đốc điều hành Dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, thuộc Ban Quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT, nêu kinh nghiệm bố trí vốn và giải ngân đạt kết quả cao.

“Sau khi được bố trí vốn thì sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo dòng tiền cho nhà thầu. Muốn giải ngân đầy đủ, đảm bảo thì phải xây dựng kế hoạch chi tiết. So với các dự án của các nước phát triển, chúng tôi xác định giải ngân là nhiệm vụ trọng tâm được triển khai trên các tuyến cao tốc. Vì vậy, tập trung vào các giải pháp hiện trường có ý nghĩa để đảm bảo giải ngân như kế hoạch, đảm bảo tiến độ dự án này”, ông Lương Văn Long chia sẻ.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 1.000 km đường cao tốc. Để thực hiện mục tiêu đến 2030, Việt Nam có 5.000 đường cao tốc, còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, nhiệm vụ “tăng tốc” giải ngân để đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án cao tốc được đặt ra càng cấp thiết, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, đơn vị chức năng, các ban quản lý dự án, nhất là các nhà thầu tham gia dự án. Muốn vậy, giải ngân cho công tác GPMB phải đảm bảo tiến độ trước tiên.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Giao thông Phương Thành, một nhà thầu lớn tham gia xây dựng cao tốc, nêu giải pháp: “Mục tiêu của chúng ta tới đây là phải đầu tư xây dựng 4.000 km cao tốc nữa. Đây là lượng công việc khổng lồ, rất cần các giải pháp trọng tâm mới đảm bảo mục tiêu này. Theo tôi cần chú trọng các giải pháp cụ thể. Thứ nhất là thu xếp nguồn vốn là quan trọng nhất thì đã bố trí dược. Tiếp theo cần có quy hoạch chi tiết; GPMB nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thay vì 3-4 năm thì rút ngắn lại; tiếp đó là nguồn VLXD chuẩn bị đầy đủ, vì đây chính là đầu vào của các dự án”.

Đánh giá cao về vai trò của giải ngân vốn đầu tư công vào thời điểm này, nhất là khi chúng ta tập trung thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ phần lớn vào đầu tư hạ tầng, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Châu Á – ADB tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường, cho rằng: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công thời điểm này vừa là cơ hội, vừa là giải pháp, rất cần sự đột phá với những người đứng đầu dám “xé rào”.

“Trong 2 năm 2022-2023 này, chúng ta xác định không có một cơ hội nào khác, giải pháp nào khác ngoài việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, để đạt kỳ vọng tăng trưởng 6-6,5%. Do vậy, hành động cần rất quyết liệt, tôi hy vọng sẽ xuất hiện những cá nhân như thời kỳ khoán 10, khoán 100. Nghĩa là có những người dám “xé rào” chịu trách nhiệm để tạo động lực cho đất nước phát triển”, ông Nguyễn Minh Cường cho hay.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế được lãnh đạo Bộ GTVT xác định là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất hiện nay. Do vậy, yêu cầu các cơ quan, đơn vị của ngành trực tiếp giao ban theo tháng, theo quý để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc khó khăn nhanh, đảm bảo kế hoạch giải ngân “nước rút”. Quyết tâm giải bài toán thu xếp, bố trí vốn một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo giải ngân hoàn thành cao, Bộ Giao thông vận tải kiên quyết cắt chuyển khối lượng đối với những dự án chậm trễ. Đồng thời, xác định tiến độ giải ngân đảm bảo, nhưng chất lượng giải ngân cũng cần song hành. Do vậy, quá trình giải ngân vốn, nghiệm thu, cắt chuyển khối lượng theo đúng yêu cầu thực tế, dẫn vốn đúng và trúng vào công trình, dự án cần.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể xác định rõ phương pháp và mục tiêu: “Dự án trọng điểm lớn, cần lượng vật liệu xây dựng rất lớn. Do vậy, ngoài sự phối hợp và nỗ lực của bộ, chúng tôi cố gắng bố trí vốn đảm bảo giải ngân. Việc chúng tôi quan tâm là các mỏ vật liệu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vật liệu để khi triển khai dự án không xảy ra việc khan hiếm, giá cao khi sử dụng để xây dựng. Vì vậy, công tác điều hành, bố trí vốn để triển khai dự án quan trọng này cần có sự rút kinh nghiệm và chuẩn bị trước ngay từ khâu khảo sát thiết kế”.

Số lượng công việc lớn, giải ngân nhiều, rất cần sự quyết tâm và tập trung các giải pháp đồng bộ của những người làm giao thông; tăng cường sự chủ động, túc trực liên tục trên công trường, bố trí lực lượng nhân công, thiết bị máy móc tranh thủ thời tiết thuận lợi thi công như những mũi tiến công bền bỉ của ngành GTVT để đảm bảo tiến độ dự án.

Những công việc khó khăn nhưng đầy tự hào, khi những công trình dự án quan trọng của đất nước hoàn thành, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, nhất là những người đứng đầu ngành, địa phương, với tâm thế dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Khi ấy kỳ vọng về tương lai Việt Nam có 5.000 km cao tốc vào năm 2030 có cơ sở thành hiện thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định cần hơn 7.470 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Bình Định cần hơn 7.470 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải cho biết, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình khoảng hơn 7.470 tỷ đồng.

Bình Định cần hơn 7.470 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Bình Định cần hơn 7.470 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải cho biết, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình khoảng hơn 7.470 tỷ đồng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ thu phí tự động không dừng: Bước đầu suôn sẻ
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ thu phí tự động không dừng: Bước đầu suôn sẻ

VOV.VN - Đúng 9h sáng nay (1/6), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu chỉ thu phí tự động không dừng, bỏ hoàn toàn thu phí thủ công.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ thu phí tự động không dừng: Bước đầu suôn sẻ

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ thu phí tự động không dừng: Bước đầu suôn sẻ

VOV.VN - Đúng 9h sáng nay (1/6), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu chỉ thu phí tự động không dừng, bỏ hoàn toàn thu phí thủ công.

Từ hôm nay (1/6), chỉ thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Từ hôm nay (1/6), chỉ thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

VOV.VN - Bắt đầu từ 9h hôm nay (1/6) sẽ triển khai thí điểm thu phí không dừng hoàn toàn trên tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Từ hôm nay (1/6), chỉ thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Từ hôm nay (1/6), chỉ thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

VOV.VN - Bắt đầu từ 9h hôm nay (1/6) sẽ triển khai thí điểm thu phí không dừng hoàn toàn trên tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.