Bảo đảm an dân, an sinh khi thực hiện các dự án tại Bắc Vân Phong

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện 2 dự án đô thị trên tổng diện tích gần 4.000 ha tại phía Bắc huyện Vạn Ninh. Vấn đề an sinh, an dân, đảm bảo môi trường là yêu cầu được đặt ra để phát triển bền vững.

Dự án Khu đô thị mới cao cấp Tu Bông có tổng diện tích hơn 2.500 héc ta, vốn đầu tư hơn 39.000 tỷ đồng. Toàn bộ dự án nằm trong khu vực biên giới biển tỉnh Khánh Hòa, diện tích lấn biển chồng lấn vào vùng nước cảng biển khu vực Vịnh Vân Phong. Theo đó có khoảng 350 hộ bị ảnh hưởng đất ở, 1.300 hộ nuôi trồng thủy sản, 760 căn nhà chịu ảnh hưởng từ dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến hằng năm sẽ đóng góp ngân sách khoảng 190 tỷ đồng, tạo việc làm cho 5.000-7.000 lao động.

Dự án khu đô thị mới cao cấp Đầm Môn tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, có diện tích hơn 1.400 héc ta. Toàn bộ dự án này cũng nằm trong khu vực biên giới biển tỉnh Khánh Hòa; Tổng vốn đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, xây dựng nhà ở thương mại, đất nền, du lịch, nghỉ dưỡng... Khoảng 250 hộ dân có nhà ở, hơn 160 hộ dân đang trồng trọt, chăn nuôi bị ảnh hưởng từ dự án này. 

Theo quy định, hoạt động lấn biển này chỉ được thực hiện khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư. Cả 2 dự án có mục tiêu xây dựng khu đô thị, có quy mô thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ đóng ngân sách mỗi năm hơn 110 tỷ đồng, tạo việc làm cho 4.000-6.000 lao động.

Việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Vân Phong sẽ tạo động lực lan tỏa, dẫn dắt các nhà đầu tư vào Khu kinh tế, bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong khu vực Vân Phong. Các hồ sơ được lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng theo Nghị quyết 55/2022 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Ông Phan Thanh Liêm, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cho biết, việc thực hiện các dự án đô thị sớm đưa tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

"Quá trình cạnh tranh, nếu đáp ứng được nhà đầu tư chiến lược theo danh mục kêu gọi các nhà đầu tư thuộc Nghị quyết 55/2022 của Quốc hội, tạo điều kiện cho Vân Phong, Khánh Hòa thu hút được nhà đầu tư. Nghị quyết chỉ có thời hiệu 5 năm nhưng đến nay gần 2 năm rồi, áp lực của tỉnh cũng như Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong rất phong rất lớn, làm sao tranh thủ cơ chế, chính sách cơ hội mà Nghị quyết đã ban cho tỉnh" - ông Liêm cho biết thêm.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa kết luận việc triển khai dự án Khu đô thị mới cao cấp Tu Bông và Khu đô thị mới cao cấp Đầm Môn, huyện Vạn Ninh là việc cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết số 09/2022 của Bộ Chính trị nhằm phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ, huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, khi thực hiện các dự án này, tỉnh chú trọng việc "an dân", an sinh xã hội.

"Có các biên bản ký kết ghi nhớ nhưng đây là các dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ và phải báo cáo, lựa chọn nhà đầu tư thích hợp. Phải nghiên cứu tác động đến môi trường, dòng chảy trên biển, làm sao đảm bảo đây là vùng môi trường bền vững. Không phá vỡ ở các vùng lân cận như Ninh Hòa, như Phú Yên" - ông Tuân nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa xếp thứ 2 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Khánh Hòa xếp thứ 2 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Khánh Hòa tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 2 cả nước và xếp thứ nhất miền Trung.

Khánh Hòa xếp thứ 2 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khánh Hòa xếp thứ 2 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Khánh Hòa tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 2 cả nước và xếp thứ nhất miền Trung.

Khánh Hòa có thể thu được 1000 tỷ đồng từ sầu riêng
Khánh Hòa có thể thu được 1000 tỷ đồng từ sầu riêng

VOV.VN - Năm nay, cây sầu riêng ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục được mùa, được giá, người trồng sầu riêng có thể thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Không chỉ tiêu thụ nội địa, sầu riêng Khánh Sơn tiếp tục vươn ra nhiều nước trên thế giới qua xuất khẩu chính ngạch.

Khánh Hòa có thể thu được 1000 tỷ đồng từ sầu riêng

Khánh Hòa có thể thu được 1000 tỷ đồng từ sầu riêng

VOV.VN - Năm nay, cây sầu riêng ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục được mùa, được giá, người trồng sầu riêng có thể thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Không chỉ tiêu thụ nội địa, sầu riêng Khánh Sơn tiếp tục vươn ra nhiều nước trên thế giới qua xuất khẩu chính ngạch.

Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa thua kiện phải trả gần 47 tỷ đồng cho khách hàng
Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa thua kiện phải trả gần 47 tỷ đồng cho khách hàng

VOV.VN - Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa TAND thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa buộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phải trả lại tiền gốc, lãi và bồi thường cho khách hàng với tổng số tiền gần 47 tỷ đồng.

Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa thua kiện phải trả gần 47 tỷ đồng cho khách hàng

Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa thua kiện phải trả gần 47 tỷ đồng cho khách hàng

VOV.VN - Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa TAND thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa buộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phải trả lại tiền gốc, lãi và bồi thường cho khách hàng với tổng số tiền gần 47 tỷ đồng.