Báo Mỹ: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt nhất châu Á năm 2020

VOV.VN - Kênh thông tin tài chính Mỹ CNBC nhận định, Việt Nam là nền kinh tế tốt nhất châu Á trong năm 2020 bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Kênh CNBC cho rằng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt nhất châu Á trong năm 2020, không có quý nào tăng trưởng âm vào thời điểm mà phần lớn nền kinh tế thế giới bị đại dịch Covid-19 làm cho chao đảo.

Số liệu thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% so với năm trước. Con số này tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng giai đoạn. Thành tựu này có được nhờ đóng góp tích cực của ngành chế biến chế tạo, tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu bền vững và dịch vụ phục hồi...

Theo tính toán của CNBC dựa trên các nguồn chính thức, trong đó có cả nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Việt Nam vượt trội so với các nước trong khu vực năm 2020.

Các nhà kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng Bank of America nhận định trong báo cáo vừa công bố: Việt nam có tăng trưởng cao nhất trong năm 2020 khi phần lớn thế giới chìm trong suy thoái. Nhiều nhà kinh tế lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Mặc dù gần Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch Covid-19, nhưng tới nay, Việt Nam đã làm tốt công tác chống dịch. Cách Việt Nam khống chế đại dịch đã được quốc tế ca ngợi là mô hình cho các quốc gia đang phát triển noi theo và đã giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2020.

Ngân hàng Bank of America dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 9,3% trong năm 2021 – tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với dự báo 6,7% của Ngân hàng Thế giới (WB).

Xuất khẩu tăng trưởng tốt

CNBC đánh giá, ngành sản xuất của Việt Nam chính là động lực chính giúp kinh tế có thành tích vượt trội năm 2020. Sản xuất tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu bền vững. Đó là xu hướng sẽ tiếp diễn trong những năm tới.

Báo cáo tháng 12/2020 của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo, xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới có quy mô tăng trưởng lớn.

Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định thương mại mới, như hiệp định với Anh và Liên minh châu Âu. Các hiệp định này có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại hơn nữa.

Dịch vụ phục hồi

Ngành dịch vụ của Việt Nam, vốn bị tác động mạnh trong đại dịch Covid-19, đã khôi phục dần vào cuối năm 2020. Các nhà kinh tế cho rằng mức độ hồi phục ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, sẽ là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

CNBC dẫn lời ông Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cao cấp tại Capital Economics, nhận định, triển vọng ngành du lịch Việt Nam dù yếu nhưng ông vẫn tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10% trong năm 2021. Đây được xem là một trong những dự báo lạc quan nhất về kinh tế Việt Nam năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế
Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế

VOV.VN - Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tăng trưởng để tăng sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế tiếp tục là sự lựa chọn, là định hướng và việc phải làm hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế

VOV.VN - Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tăng trưởng để tăng sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế tiếp tục là sự lựa chọn, là định hướng và việc phải làm hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

VOV.VN - Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 là 6,5%, nhưng WB, IMF và các tổ chức quốc tế còn dự báo lạc quan hơn...

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

VOV.VN - Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 là 6,5%, nhưng WB, IMF và các tổ chức quốc tế còn dự báo lạc quan hơn...

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dựa trên đổi mới sáng tạo
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dựa trên đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu Covid-19 cần dựa trên đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dựa trên đổi mới sáng tạo

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dựa trên đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu Covid-19 cần dựa trên đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số.

Năm 2021, xuất khẩu rau quả có lấy lại đà tăng trưởng?
Năm 2021, xuất khẩu rau quả có lấy lại đà tăng trưởng?

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019.

Năm 2021, xuất khẩu rau quả có lấy lại đà tăng trưởng?

Năm 2021, xuất khẩu rau quả có lấy lại đà tăng trưởng?

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019.

Phục hồi tăng trưởng kinh tế: Cách dùng tiền và vai trò Chính phủ điện tử
Phục hồi tăng trưởng kinh tế: Cách dùng tiền và vai trò Chính phủ điện tử

VOV.VN - Cùng với gói kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tế bằng nguồn lực “tiền”, cần giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan công quyền với DN và người dân.

Phục hồi tăng trưởng kinh tế: Cách dùng tiền và vai trò Chính phủ điện tử

Phục hồi tăng trưởng kinh tế: Cách dùng tiền và vai trò Chính phủ điện tử

VOV.VN - Cùng với gói kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tế bằng nguồn lực “tiền”, cần giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan công quyền với DN và người dân.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020
Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

VOV.VN - Với việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu trong Kế hoạch năm 2020, ngành Công Thương đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước ở mức 2,91%.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

VOV.VN - Với việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu trong Kế hoạch năm 2020, ngành Công Thương đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước ở mức 2,91%.