Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu cho thuê mặt bằng khu di tích trái luật gây nhiều hệ lụy

VOV.VN - Năm 2011, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho một số hộ thuê mặt tiền khuôn viên di tích Bạch Dinh (đường Trần Phú, phường 1, TP. Vũng Tàu) để kinh doanh cà phê, giải khát.

Mang đất di tích cấp quốc gia cho thuê

Khu di tích Bạch Dinh là một trong 20 công trình kiến trúc kiểu Pháp trên 100 năm tuổi ở TP.Vũng Tàu, được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1992. Bạch Dinh cũng được Sở Văn hóa Thể thao giao cho Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý và sử dụng.

Tháng 11/2011, Giám đốc Bảo tàng lúc đó là ông Phạm Chí Thân đã ký kết hợp đồng cho thuê 2.500m2 với giá 72 triệu đồng/tháng, thời hạn 5 năm với mục đích để phục vụ kinh doanh cà phê, giải khát.

Theo ông Nguyễn Văn Triêm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, căn cứ để cho thuê mặt bằng nằm khu vực II của di tích cấp quốc gia là từ chủ trương của UBND tỉnh; một số quy định liên quan đến di sản văn hóa.

Ông Nguyễn Văn Triêm cho biết, việc cho thuê kinh doanh cà phê nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động công đoàn. "Giá cho thuê sau khi đưa ra phía Sở Tài chính đã tham mưu và phê chuẩn giá. Từ đó cho cơ chế làm hợp đồng kinh tế trong 5 năm, sau đó tổ chức đấu thầu. Sau khi Sở Văn hóa phê duyệt kết quả đấu thầu lãnh đạo Bảo tàng tiến hành ký hợp đồng với một người đại diện, trong đó có 5 quán cà phê".

Đến tháng 9/2016, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thông báo thanh lý hợp đồng để các chủ quán cà phê chủ động sắp xếp thời gian di dời ra khỏi di tích. Tuy nhiên, từ đó đến nay dù hợp đồng đã hết hạn gần 5 năm, nhưng các hộ kinh doanh vẫn chưa trả mặt bằng.

Tháng 6/2019, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành 3 quyết định hành chính gồm: Quyết định số 3351, 3352 và 3353 về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chấm dứt sử dụng trái phép đất thuộc di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, chưa đầy 1 tháng sau, các chủ cơ sở kinh doanh có đơn khiếu nại, bởi họ “ký hợp đồng kinh tế với bảo tàng, việc UBND tỉnh BRVT ban hành các quyết định trên là chưa đúng quy định”.

Theo ông Huỳnh Đức Dũng–Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đơn vị đã phối hợp với ngành chức năng dùng nhiều biện pháp để cưỡng chế, nhưng đến nay các hộ kinh doanh vẫn cương quyết không bàn giao mặt bằng.

"Sở cũng đã có văn bản gửi bên cấp nước, Điện lực yêu cầu cắt hết nhưng họ vẫn sáng đèn hoạt động. Hiện nay các hộ này không đủ điều kiện để cấp giấy Chứng nhận kinh doanh, nếu tiếp tục là hoạt động lậu, trốn thuế. Phải làm hàng loạt, đồng bộ như thế thì mới giải quyết dứt câu chuyện, đến nay cứ như thế gần 5 năm rồi" - ông Huỳnh Đức Dũng chia sẻ.

Thu thêm tiền ngoài hợp đồng

Lý giải về việc đã hết hạn hợp đồng nhưng vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho phía bảo tàng, bà Chế Thị Phương Bình, đại diện các hộ kinh doanh ở đây cho biết, ngoài số tiền thu hàng tháng theo hợp đồng, thì phía Bảo tàng còn thu chênh lệch hàng tháng đối với mỗi hộ từ 3 - 5 triệu đồng/quán trong suốt 5 năm.

"Cả 5 quán Bảo tàng thu như thế, trong 5 năm (60 tháng) Bảo tàng thu chênh lệch của tôi hơn 330 triệu đồng, việc thu chênh lệch này phải trả lại cho chúng tôi khi kết thúc hợp đồng. Họ giải thích là thu đóng quỹ Công đoàn bắt buộc phải đóng như thế trong suốt 5 năm. Khi chúng tôi yêu cầu chốt công nợ để thanh lý hợp đồng thì kế toán của họ nói là đã mất hết sổ sách" - bà Bình cho biết.

Theo luật sư Nguyễn Hải Đức, Giám đốc Chi nhánh Công ty luật TNHH BDS tại TP.Vũng Tàu, việc hết hạn hợp đồng mà các hộ kinh doanh không trả mặt bằng là vi phạm. Còn việc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mang di tích cho thuê cũng không đúng với Luật Di sản 2001 và Nghị định 92 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2002 của Chính phủ.

"Tại điểm 2, điều 16 của Nghị định 92-CP năm 2002 có quy định: Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I, để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị của di tích. Như vậy việc cho thuê để kinh doanh giải khát là không phù hợp quy định của nghị định này" - luật sư Nguyễn Hải Đức cho biết.

Như vậy, từ việc làm trái luật của bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc cho thuê mặt bằng nêu trên đã kéo theo nhiều hệ lụy. Sở Văn hóa Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện số tiền thu thêm ngoài hợp đồng của các hộ kinh doanh đã được chuyển vào tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Đơn vị cũng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý những cá nhân liên quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất động sản du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nóng lên cùng hạ tầng
Bất động sản du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nóng lên cùng hạ tầng

VOV.VN - Hồ Tràm, Vũng Tàu hiện là một trong những địa phương hưởng lợi nhiều từ đề án đẩy mạnh liên kết vùng của Chính phủ.

Bất động sản du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nóng lên cùng hạ tầng

Bất động sản du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nóng lên cùng hạ tầng

VOV.VN - Hồ Tràm, Vũng Tàu hiện là một trong những địa phương hưởng lợi nhiều từ đề án đẩy mạnh liên kết vùng của Chính phủ.

Bà Rịa – Vũng Tàu công khai 18 khu đất công đưa ra đấu giá trong năm 2020
Bà Rịa – Vũng Tàu công khai 18 khu đất công đưa ra đấu giá trong năm 2020

VOV.VN - Ngày 23/9, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỉnh này vừa hoàn thiện thông tin 18 khu đất công trên địa bàn để đưa ra đấu giá trong năm 2020.

Bà Rịa – Vũng Tàu công khai 18 khu đất công đưa ra đấu giá trong năm 2020

Bà Rịa – Vũng Tàu công khai 18 khu đất công đưa ra đấu giá trong năm 2020

VOV.VN - Ngày 23/9, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỉnh này vừa hoàn thiện thông tin 18 khu đất công trên địa bàn để đưa ra đấu giá trong năm 2020.

Trồng bắp lấy thân, hướng đi mới cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Trồng bắp lấy thân, hướng đi mới cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - Trồng bắp lấy thân là mô hình canh tác mới mang lại hiệu quả cao cho nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu do không phụ thuộc vào thời tiết, ít chăm sóc, thời gian thu hoạch từ 90-95 ngày và hạn chế được sâu bệnh.

Trồng bắp lấy thân, hướng đi mới cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Trồng bắp lấy thân, hướng đi mới cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - Trồng bắp lấy thân là mô hình canh tác mới mang lại hiệu quả cao cho nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu do không phụ thuộc vào thời tiết, ít chăm sóc, thời gian thu hoạch từ 90-95 ngày và hạn chế được sâu bệnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh
Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh

VOV.VN - Quán bar, vũ trường, karaoke, sự kiện văn hóa-thể thao, lễ hội, lễ nghi tôn giáo, hội chợ, hội nghị... được phép hoạt động trở lại từ hôm nay (1/9).

Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh

Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh

VOV.VN - Quán bar, vũ trường, karaoke, sự kiện văn hóa-thể thao, lễ hội, lễ nghi tôn giáo, hội chợ, hội nghị... được phép hoạt động trở lại từ hôm nay (1/9).