Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

VOV.VN - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu cấp thiết của việc tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững ngành thủy sản.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết lý do nào mà Tổng cục Thủy sản lựa chọn Sóc Trăng là địa phương diễn ra sự kiện thả giống tái tạo và bổ sung nguồn lợi thủy sản?

Ông Trần Đình Luân: Công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tập trung vào 2 thời điểm là mùng 1/4 và ngày Phật Đản. Năm 2022 là năm triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam trong Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 36 của Trung ương về Kinh tế biển, Tổng cục Thủy sản lựa chọn tỉnh Sóc Trăng bởi đây là địa phương có truyền thống về tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Sự kiện hướng đến nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân ven biển về công tác thả giống tái tạo nguồn lợi, đặc biệt là thả giống đúng nơi, đúng cách, đúng địa điểm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản để người dân nắm rõ và tuân thủ theo quy định.

Sóc Trăng tỉnh có tỷ trọng phát triển nuôi biển rất lớn, đặc biệt là nuôi tôm, đây là một trong những sản phẩm quốc gia đế chúng ta đã có kế hoạch hành động để phát triển. Bên cạnh ngành tôm có thể áp dụng vào các lĩnh vực nuôi khác đó là môi trường phục vụ cho nuôi biển để tạo sinh kế cho bà con ngày một tốt hơn và công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ở đây chỉ là một bước để giúp cho tổng thể các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản phát triển một cách hài hòa, các bên đều có lợi ích, tạo điều kiện để cộng đồng ngư dân có đời sống tốt hơn.

PV: Để hoạt động này đi vào thực chất và hiệu quả, trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề gì, thưa ông?

Ông Trần Đình Luân: Mục tiêu tham gia tái tạo nguồn lợi thủy sản chỉ là một phần quan trọng nhất là ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi này sinh sôi và phát triển qua đó tạo sinh kế, đảm bảo thu nhập cho người dân và cộng đồng ngư dân ven biển. Để việc tuyên truyền đi vào thực chất và có chiều sâu cần thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau để mỗi ngư dân, doanh nghiệp và người dân hiểu rõ hơn và tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho nguồn lợi thủy sản sinh sôi và phát triển đi vào thực chất và sâu rộng hơn nữa.

PV: Thưa ông nhiều năm qua, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản là vấn đề lớn đặt ra. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững?

Ông Trần Đình Luân: Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với Nghị quyết 120 về phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thủy sản được ưu tiên hơn thì bên cạnh những mô hình sản xuất thủy sản trên bờ và khai thác sản xuất ven biển thì việc tham gia tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố giúp môi trường tốt hơn.

Để nâng cao vị thế, vai trò và đặc biệt là khai thác được tiềm năng, lợi thế của sản xuất thủy sản cần nhìn nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và nguồn lợi phục vụ cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta phát triển chủ yếu chiều rộng về hoạt động sản xuất thủy sản bằng chứng là tăng trưởng về sản lượng và chỉ tiêu xuất khẩu, góp phần khẳng định vị thế của ngành thủy sản trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đến giai đoạn này chúng ta thấy rằng việc triển khai các hoạt động thủy sản còn thiếu bền vững. Bằng chứng là trong Chiến lược thủy sản trong Quyết định 339 của Thủ tướng Chính phủ chúng ta phải xoay trục là giảm năng lực khai thác, cơ cấu lại đội tàu phù hợp đối với nguồn lợi, ngư trường và mùa vụ khai thác.

Để tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế cho tăng trưởng thủy sản cần tăng cường công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Việc thả giống tái tạo ở đây là một trong những hoạt động để nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân ven biển nói riêng và người dân nói chung về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản để giúp cho khai thác thủy sản hiệu quả hơn, qua đó giảm cường lực khai thác, tăng bảo tồn và bảo vệ môi trường để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, ổn định.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản
Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

VOV.VN - Những vướng mắc dẫn đến sự lãng phí này có thể sẽ còn kéo dài vì quá trình cấp quyền sử dụng đất cho các công trình thuỷ lợi, hồ chứa một phần là rất phức tạp. 

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

VOV.VN - Những vướng mắc dẫn đến sự lãng phí này có thể sẽ còn kéo dài vì quá trình cấp quyền sử dụng đất cho các công trình thuỷ lợi, hồ chứa một phần là rất phức tạp. 

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp
Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

VOV.VN - Tổng kết công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo) năm 2021 triển khai nhiệm vụ giải pháp năm 2022 mới đây tại tỉnh Kiên Giang cho thấy, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn chế.

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

VOV.VN - Tổng kết công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo) năm 2021 triển khai nhiệm vụ giải pháp năm 2022 mới đây tại tỉnh Kiên Giang cho thấy, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn chế.

Khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước căng thẳng Nga - Ukraine
Khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp khó trước căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị đứt gẫy.

Khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước căng thẳng Nga - Ukraine

Khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp khó trước căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị đứt gẫy.