Bảo vệ "vùng xanh" phát triển sản xuất công nghiệp

VOV.VN - 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hải Phòng tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, gấp 2.6 lần mức tăng chung của cả nước. Nhờ chủ động, kiểm soát tốt và an toàn trước dịch bệnh.

Các doanh nghiệp của Hải Phòng có điều kiện duy trì ổn định, phát triển sản xuất, tiếp tục tăng vốn đầu tư, tuyển thêm nhiều lao động mới.

Công ty TNHH LG Display Việt Nam (KCN VSIP Hải Phòng) là một trong những doanh nghiệp tiên phong của thành phố Hải Phòng thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh theo mô hình "1 cung đường, 2 điểm đến" đợt tháng 7 vừa qua. Với phương châm "phòng hơn chống", công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp, có sự phân tách đối tượng rõ ràng, đảm bảo điều kiện ăn ở của cán bộ, công nhân. Sau thời gian thí điểm theo yêu cầu của TP Hải Phòng, Công ty TNHH LG Display Việt Nam đề xuất tiếp tục được thực hiện thêm mô hình "3 tại chỗ".

Ông Hoàng Quốc Việt, Phó Giám đốc sản xuất, Công ty TNHH LG Display Việt Nam cho biết: “Sau đợt thí điểm "1 cung đường, 2 điểm đến", Công ty TNHH LG Display Việt Nam lên tiếp phương án thí điểm "3 tại chỗ" tại công ty. Chúng tôi muốn làm thí điểm "3 tại chỗ" mục đích để so sánh ăn ở tại chỗ trong công ty có lợi gì hơn so với "1 cung đường, 2 điểm đến", phương án nào tối ưu hơn”.

Chủ động, an toàn trước dịch bệnh, nhờ đó, các doanh nghiệp tại Hải Phòng nói chung và công ty LG Display Việt Nam nói riêng có điều kiện ổn định để phát triển sản xuất. Cuối tháng 8 vừa qua, Công ty LG Display Việt Nam đã tăng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD tại Hải Phòng, nâng vốn đầu tư của Tập đoàn LG tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD, trở thành dự án có vốn FDI lớn nhất tại Hải Phòng hiện nay.

Trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp, nhà máy tại Hải Phòng ước tính xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 11,12 tỷ USD, tăng tới 15% so với năm ngoái. Sản xuất duy trì và tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp tại Hải Phòng liên tục tuyển thêm công nhân, lao động.

Một trong những cách làm đặc biệt của Hải Phòng trong công tác phòng chống dịch bệnh tại các doanh nghiệp là xây dựng bộ tiêu chí để doanh nghiệp tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm hàng ngày, với các yếu tố như: lao động ngoại tỉnh, yếu tố vận chuyển hàng hóa… Các công ty đều có sự kết nối, phối hợp nhịp nhàng với doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp trong kiểm soát, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Ông Phạm Hồng Điệp, đại diện Khu công nghiệp Nam cầu Kiền (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) khẳng định: “Phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành và giữ kỷ luật thép trong quản trị nhân lực là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Thành phố Hải Phòng đã chặn vòng ngoài rồi, vòng trong giả sử các doanh nghiệp hạ tầng kiểm soát nữa thì là một trong những thông tin tốt để tránh việc làm giả giấy tờ. Tôi cho rằng sự kết hợp giữa các doanh nghiệp hạ tầng với các doanh thứ cấp là đồng bộ; các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đều kiểm tra cực kỳ chặt chẽ”.

Hải Phòng có 13 khu công nghiệp với khoảng 600 doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút hơn 170.000 lao động. Trong đó, trên 50.000 lao động ngoại tỉnh và gần 5.000 chuyên gia nước ngoài. Việc đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động cũng đặt ra những yêu cầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh của Hải Phòng.

Cùng với quyết sách "mạnh" của TP Hải Phòng trong quản lý, kiểm soát người ra vào thành phố, Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp bố trí nơi ở, hỗ trợ kinh phí để người lao động ngoại tỉnh ở lại Hải Phòng. Với những trường hợp công nhân, lao động phải nghỉ việc do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp có chế độ hỗ trợ phù hợp.

Hiện tại, các doanh nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đều đang kiểm soát tốt dịch bệnh; không có công nhân, lao động mắc Covid-19. Song, không chủ quan, các doanh nghiệp đều chuẩn bị các phương án có các trường hợp F0, F1, F2.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, TP Hải Phòng cũng sẵn sàng lập các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến ngay tại khu công nghiệp trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp.

“Chúng tôi đang xây dựng 2 bệnh viện dã chiến tại hai khu công nghiệp Nam cầu Kiền và VSIP. Đây là 2 khu công nghiệp cung cấp lượng oxy rất lớn. Nếu không may xảy ra dịch bệnh, chúng ta chỉ đưa thiết bị điều trị của thành phố Hải Phòng vào và triển khai được ngay. Dự kiến, mỗi đơn vị bỏ ra hơn 3 ha, cả kết cấu mái khung luôn. Thậm chí, có thể trưng dụng một số nhà xưởng mà hiện họ chưa sản xuất” - ông Lê Trung Kiên nói.

Ưu tiên lao động sản xuất trực tiếp trong các doanh nghiệp, thành phố Hải Phòng nỗ lực tìm các nguồn vaccine để tiêm cho công nhân, người lao động. Dự kiến, trong tháng 9 này, 148.000 công nhân, lao động trong các doanh nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng sẽ được tiêm vaccine trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Hải Phòng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đảm bảo an toàn sản xuất tại các cụm công nghiệp
Hà Nội đảm bảo an toàn sản xuất tại các cụm công nghiệp

VOV.VN - Cần đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên hoàn thành tiêm chủng vaccine cho công nhân lao động trong các cụm công nghiệp, bảo đảm mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất.

Hà Nội đảm bảo an toàn sản xuất tại các cụm công nghiệp

Hà Nội đảm bảo an toàn sản xuất tại các cụm công nghiệp

VOV.VN - Cần đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên hoàn thành tiêm chủng vaccine cho công nhân lao động trong các cụm công nghiệp, bảo đảm mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất.

32 doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp ở Bến Tre thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”
32 doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp ở Bến Tre thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

VOV.VN - Nhằm thực hiện mục tiêu kép, tỉnh Bến Tre tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định.

32 doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp ở Bến Tre thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

32 doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp ở Bến Tre thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

VOV.VN - Nhằm thực hiện mục tiêu kép, tỉnh Bến Tre tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định.

Sản xuất công nghiệp trong dịch: Khó khăn tiếp tục bủa vây từ nhiều phía
Sản xuất công nghiệp trong dịch: Khó khăn tiếp tục bủa vây từ nhiều phía

VOV.VN - Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp.

Sản xuất công nghiệp trong dịch: Khó khăn tiếp tục bủa vây từ nhiều phía

Sản xuất công nghiệp trong dịch: Khó khăn tiếp tục bủa vây từ nhiều phía

VOV.VN - Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp.