Chính sách tiền tệ vẫn là ưu tiên ổn định, tín dụng bất động sản tiềm ẩn rủi ro

VOV.VN - Tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro, bởi tín dụng lĩnh vực này thường là dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn.

Tín dụng cho bất động sản gặp khó là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn tại Nghị trường chiều nay (3/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình thêm việc tiếp cận vốn tín dụng để xây dựng dự án bất động sản, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, vốn tín dụng chỉ là một trong những nguồn lực cần có để thị trường bất động sản phát triển. Thay vào đó, thị trường này cần vốn từ đầu tư trực tiếp, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn tự có của doanh nghiệp, người dân...

“Việc điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước phải lấy mục tiêu điều hành tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, trong giai đoạn cần ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, việc mở rộng tín dụng cho bất động sản sẽ gây khó khăn để đạt mục tiêu chính sách tiền tệ, chứ chưa nói tới đi ngược lại mục tiêu này” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro, bởi tín dụng lĩnh vực này thường là dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Vì thế, nếu không tổ chức, điều tiết tốt sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản, khó khăn trong chi trả cho người dân.

Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quy định kiểm soát rủi ro gián tiếp, quy định hệ số điều chỉnh rủi ro với khoản vay làm dự án bất động sản là 200%, vay mua nhà giá trị trên 4 tỷ đồng là 150%... Còn hệ số điều chỉnh rủi ro với vay mua nhà ở xã hội dưới 1,5 tỷ đồng là dưới 50%... Chính sách tín dụng ưu tiên cấp tín dụng khoản vay nhà ở phân khúc thấp.

Với tín dụng cho nhà ở xã hội, bà Hồng cho biết, Nghị định 100 của Chính phủ và Nghị định 49 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội làm đầu mối, thực hiện cho vay nhà ở xã hội, một số tổ chức tín dụng được chỉ định cũng tham gia chương trình này.

Tới nay, chương trình vay nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân 10.584 tỷ đồng, dư nợ tới 30/9 là 9.147 tỷ đồng. Còn các tổ chức tín dụng được chỉ định thì hiện chưa giải ngân được, do tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí cho họ. Mục tiêu chính sách tiền tệ vẫn là ưu tiên ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống ngân hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia: Không nên siết tín dụng bất động sản dành cho nhu cầu thật
Chuyên gia: Không nên siết tín dụng bất động sản dành cho nhu cầu thật

Các chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ điểm nghẽn về vốn cho thị trường bất động sản qua cả 2 kênh tín dụng và trái phiếu.

Chuyên gia: Không nên siết tín dụng bất động sản dành cho nhu cầu thật

Chuyên gia: Không nên siết tín dụng bất động sản dành cho nhu cầu thật

Các chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ điểm nghẽn về vốn cho thị trường bất động sản qua cả 2 kênh tín dụng và trái phiếu.

Ngân hàng chỉ kiểm soát, không “chặn đứng” vốn cho bất động sản
Ngân hàng chỉ kiểm soát, không “chặn đứng” vốn cho bất động sản

VOV.VN - Muốn “khơi thông” nguồn vốn cho bất động sản, không còn cách nào khác hơn, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thực hiện dự án, chú trọng kinh doanh lành mạnh và đặt uy tín lên hàng đầu.

Ngân hàng chỉ kiểm soát, không “chặn đứng” vốn cho bất động sản

Ngân hàng chỉ kiểm soát, không “chặn đứng” vốn cho bất động sản

VOV.VN - Muốn “khơi thông” nguồn vốn cho bất động sản, không còn cách nào khác hơn, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thực hiện dự án, chú trọng kinh doanh lành mạnh và đặt uy tín lên hàng đầu.

Thị trường bất động sản 2021: Nhà đầu tư đứng yên, nghe ngóng, chờ thời
Thị trường bất động sản 2021: Nhà đầu tư đứng yên, nghe ngóng, chờ thời

VOV.VN - Tín hiệu cho bất động sản năm 2021 hồi phục vẫn đang “bất định” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quyết định là vấn đề kiểm soát dịch Covid-19 của cả thế giới và trong nước.

Thị trường bất động sản 2021: Nhà đầu tư đứng yên, nghe ngóng, chờ thời

Thị trường bất động sản 2021: Nhà đầu tư đứng yên, nghe ngóng, chờ thời

VOV.VN - Tín hiệu cho bất động sản năm 2021 hồi phục vẫn đang “bất định” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quyết định là vấn đề kiểm soát dịch Covid-19 của cả thế giới và trong nước.