Bất ngờ về các "gã khổng lồ" thống trị cả thế giới nhưng khởi đầu lại rất khiêm tốn

VOV.VN - Nhiều công ty đang thống trị cả thế giới mà ít ai biết rằng nhà sáng lập của các "gã khổng lồ" đó đã từng lập nghiệp từ những "túp lều" bé nhỏ.

Từ Apple, Google, Twitter đến Instagram… đều có điểm chung là khởi đầu khá khiêm tốn, nhưng sau đó lớn mạnh dần và trở thành những siêu doanh nghiệp thống trị cả thế giới. Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất hành tinh Amazon, hãng công nghệ lừng danh thế giới Microsoft, HP hay tập đoàn giải trí hàng đầu thế giới Disney... cũng đều được sinh ra từ "túp lều" bé nhỏ.

Amazon

Vào năm 1994, doanh nhân tài ba Jeff Bezos đã mở một cửa hàng bán sách trực tuyến tại gara ngay trong khu nhà ông ở Bellevue, Washington (Mỹ). Công ty của Jeff Bezos bán được cuốn sách đầu tiên vào năm 1995 thông qua trang mạng Amazon.com.

Jeff Bezos dành một phần trong căn nhà của mình để làm trụ sở đầu tiên của Amazon. (Ảnh: John L. Scott Real Estate)

Năm 1997, Jeff Bezos bắt đầu được khách hàng biết đến với thương hiệu bán sách online. Ngày nay, ông đã trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất hành tinh và lãnh đạo tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.

Apple

Trước khi Apple trở thành một công ty công nghệ lớn, đây là một dự án phụ của hai người đồng sáng lập. Thiên tài khởi nghiệp Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập Apple vào năm 1976 khi mới hơn 20 tuổi. Họ mở văn phòng đầu tiên của Apple tại một gara nhỏ ở Los Altos, California (Mỹ). 

Gara này chính là nơi khởi đầu của Apple. (Ảnh: AP)

Đích thân Steves và các cộng sự của ông đã tự tay chế tạo 50 chiếc máy tính theo đơn đặt hàng trong vòng 30 ngày tại xưởng ở California.

Steve Jobs và Steve Wozniak làm việc trong gara - nơi khai sinh ra Apple. (Ảnh: Apple Inc.)

Apple đã cách mạng hóa ngành công nghệ, phát triển máy nghe nhạc MP3 trở thành iPod, phần mềm phát đa phương tiện trở thành iTunes và thiết bị di động trở thành iPhone.

Hiện tại, Apple là một trong những thương hiệu công nghệ trị giá nhất thế giới, ước tính lên tới 1.000 tỷ USD.

Microsoft

Năm 1975, Bill Gates và Paul Allen đã lập nên Microsoft với số vốn ít ỏi và cơ sở vật chất chỉ là một khoảng không nhỏ trong chiếc gara.

Nơi khai sinh ra Microsoft. (Ảnh: AP)

Không giống như Apple chuyên về cả phần cứng và phần mềm, Microsoft chỉ chú trọng phát triển thị trường phần mềm. Hiện hãng công nghệ khổng lồ này nằm trong top thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới.

Hewlett-Packard (HP)

Hãng Hewlett Packard (HP) nổi danh tại Thung lũng Silicon (Silicon Valley) được cả thế giới biết đến với mô hình kinh doanh ban đầu từ chiếc gara nhỏ xíu - đó là văn phòng làm việc đầu tiên của tập đoàn này.

Gara ở Palo Alto, thường được gọi là "Nơi khai sinh của Thung Lũng Silicon (Silicon Valley)", chính là địa điểm mà Bill Hewlett và David Packard sáng lập nên HP vào năm 1938. (Ảnh: Getty Images)

Năm 1939, Bill Hewlett và Dave Packard đã thành lập công ty HP ngay trong gara nhà Packard ở California (Mỹ). Với số vốn khởi nghiệp chỉ 538 USD, nay họ đã phát triển thành công hãng công nghệ nổi tiếng thế giới với vốn đầu tư nhiều tỷ USD.

Có điều thú vị là một trong những khách hàng đầu tiên của HP chính là Walt Disney để phát triển hệ thống âm thanh cho bộ phim Fantasia.

Disney

Lúc mới hình thành, Disney không phải là một công viên giải trí hoành tráng hay phim trường lộng lẫy như ở Hollywood hiện nay. Walt Disney mở công ty tại một "túp lều" của một người họ hàng ở California.

Walt và người anh em là Roy mở studio Disney đầu tiên tại một chiếc gara nhỏ xíu, chỉ vừa 1 chiếc ô tô.

Giờ đây, Disney đã trở thành thương hiệu giải trí lừng danh, là một trong những tập đoàn giải trí lớn nhất thế giới.

Google

Trụ sở đầu tiên của Google là một chiếc gara bé nhỏ ở công viên Menlo (California). Ông chủ Larry Page và Sergey Brin sau đó đã bán dự án cho Excite với giá 1 triệu USD. Google ngày này trở thành thương hiệu trị giá hàng trăm tỷ USD.

Google có trụ sở đầu tiên tại gara này. (Ảnh: Getty Images)

Facebook

Facebook bắt đầu từ một dự án nhỏ được thực hiện trong phòng ký túc xá của những người sáng lập.

Năm 2003, Mark Zuckerberg, sinh viên năm nhất Harvard đã tạo ra Facemash, cho phép sinh viên đánh giá các sinh viên khác. Mặc dù, sau 2 ngày ra mắt, trang web đã bị gỡ xuống nhưng nó đã truyền cảm hứng cho Zuckerberg và bạn bè của anh - Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes - để tạo một trang mạng xã hội có tên The Facebook vào năm 2004. Sinh viên có thể đăng nhập vào trang web bằng email Harvard.edu và cuối cùng, nó lan rộng đến các trường cao đẳng trên cả nước.

Dự án là niềm đam mê của người sáng lập, đã nhanh chóng biến thành một doanh nghiệp công nghệ phát triển mạnh khi Facebook vượt ra khỏi khuôn khổ của cuộc sống đại học.

Ngày nay, Facebook được coi là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất với 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới.

Instagram

Instagram là một dự án phụ của người sáng lập trước khi trở thành một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến.

Năm 2009, Kevin Systrom, người đồng sáng lập Instagram đã làm việc tại Nextstop.com với tư cách là người quản lý sản phẩm. Kevin tự mình học cách viết mã vào ban đêm và cuối tuần. Cuối cùng, ông đã tạo ra Burbn, một ứng dụng đăng ký trên thiết bị di động tương tự như FourSapes nhưng hoạt động liên quan đến hình ảnh nhiều hơn.

Systrom từ bỏ công việc hàng ngày và cuối cùng kiếm được 500.000 USD và tuyển dụng người đồng sáng lập Mike Krieger. Năm 2010, cặp đôi chính thức ra mắt Instagram và có 100.000 người dùng trong tuần đầu tiên.

Năm 2012, Facebook đã mua lại công ty với giá 1 tỷ USD. Ngày nay, có 1 tỷ người dùng Instagram.

Twitter

Twitter bắt đầu như một dự án phụ của một công ty. Năm 2005, Jack Dorsey, nhà sáng lập của Twitter bắt đầu công việc lập trình tại Odeo, một nền tảng cho podcast. Một năm sau, công ty phát triển chậm lại sau khi Apple cho phép podcast trên iTunes. Để giải quyết khó khăn, Giám đốc điều hành Odeo Evan Williams đã tổ chức một cuộc thi hackathon (cuộc thi phát triển phần mềm). Trong đó, Dorsey đã tạo ra twittr - một trang web nơi mọi người có thể cập nhật trạng thái giống AIM (một chương trình nhắn tin nhanh có quảng cáo).

Dorsey tiếp tục làm việc với twittr như một dự án phụ tại Odeo cho đến khi nó được chính thức ra mắt vào tháng 7 năm 2006 và đổi tên thành Twitter. Một năm sau, Twitter trở thành công ty riêng và Dorsey đảm nhiệm vị trí CEO.

Twitter đã trở thành một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất, với 152 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, tính đến cuối năm 2019./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sắp có sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Sắp có sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

VOV.VN - Sàn giao dịch được thành lập sẽ giúp tách biệt nơi gọi vốn giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sắp có sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Sắp có sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

VOV.VN - Sàn giao dịch được thành lập sẽ giúp tách biệt nơi gọi vốn giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hơn 200 startup đổi mới sáng tạo hội tụ tại Techfest 2019
Hơn 200 startup đổi mới sáng tạo hội tụ tại Techfest 2019

VOV.VN - Techfest Vietnam 2019 chính thức khai mạc tối 4/12 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, với sứ mệnh kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Hơn 200 startup đổi mới sáng tạo hội tụ tại Techfest 2019

Hơn 200 startup đổi mới sáng tạo hội tụ tại Techfest 2019

VOV.VN - Techfest Vietnam 2019 chính thức khai mạc tối 4/12 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, với sứ mệnh kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch: Xu hướng của nhiều người trẻ
Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch: Xu hướng của nhiều người trẻ

VOV.VN - Với mong muốn đem đến những loại thực phẩm hữu cơ sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nhiều bạn trẻ ở Đắk Lắk đã khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ.

Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch: Xu hướng của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch: Xu hướng của nhiều người trẻ

VOV.VN - Với mong muốn đem đến những loại thực phẩm hữu cơ sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nhiều bạn trẻ ở Đắk Lắk đã khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ.