Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng

VOV.VN -Thị trường thực phẩm chức năng “hỗn loạn” đã gây không ít khó khăn trong việc kiểm tra, tạm giữ hàng hóa và thực thi quyết định xử phạt.  

Từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện xử lý nhiều trường hợp sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng lớn. Sự hỗn loạn của thị trường này đang gây khó khăn cho các cơ quan trong việc kiểm tra, kiểm soát, tạm giữ hàng hóa và thực thi quyết định xử phạt.

Phạt hành chính hơn 700 triệu đồng do sai phạm

Hiện nay, 90% doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đều kinh doanh cả thực phẩm chức năng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, phần lớn các cơ sở kinh doanh đều có vi phạm.

Kiểm tra và lấy mẫu của 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng thì có tới một nửa số mẫu sản phẩm vi phạm về chất lượng như: chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với công bố; sử dụng hoạt chất không được phép cho vào trong thực phẩm chức năng; mua các sản phẩm rời mang về Việt Nam để đóng hộp, đóng lọ không qua kiểm tra chất lượng, giả mạo xuất xứ, nguồn gốc...

Thực phẩm chức năng được phát hiện có sai phạm (Ảnh: Chung Thủy)

Theo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, những năm gần đây, số lượng các vụ vi phạm có xu hướng tăng lên về số lượng cũng như quy mô vụ việc. Một số vụ việc điển hình thời gian qua: Công an Hà Nội đã phát hiện Công ty VQTech sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, thu hơn 20 tấn hàng giả.

Trước đó, lực lượng này cũng thu giữ 10 tấn collagen thực phẩm chức năng giả. Một trong những vụ việc điển hình nữa khiến dư luận quan tâm đó là mới đây, Đội quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra Công ty Cổ phần Kingphar Việt Nam, thu hồi, tạm dừng lưu thông 4.700 sản phẩm vi phạm không đạt tiêu chuẩn theo công bố.

Ông Phan Duy Vĩnh, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 33, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thực phẩm chức năng Hà Nội cho biết: “Từ đầu năm đến nay, riêng mặt hàng thực phẩm chức năng chúng tôi kiểm tra 29 vụ, tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng. Các lĩnh vực xử lý về hành vi vi phạm gồm: chất lượng, xúc tiến thương mại điện tử, quảng cáo không thông báo với cơ quan chức năng; vi phạm về quảng cáo trên nhãn vượt quá khả năng cho phép; một số sản phẩm kém chất lượng”.

Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, sở dĩ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phát triển mạnh trong thời gian gần đây là do lợi nhuận từ mặt hàng này lớn, điều kiện để cấp phép cho sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường cũng đơn giản hơn nhiều so với thuốc.

Thủ đoạn của các đối tượng kinh doanh

Các đối tượng vi phạm do hám lời nên đã bất chấp luật pháp, sản xuất, kinh doanh tiêu thụ thực phẩm chức năng giả. Thủ đoạn của những đối tượng này là thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng, có công bố chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; thuê gia công thực phẩm chức năng tại cơ sở sản xuất, gia công khác; đặt in tem, nhãn mang về tập kết tại kho và văn phòng công ty, sau đó dán tem nhãn, đóng thành phẩm và đưa ra thị trường.

Một thủ đoạn khác là nhập hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng một sản phẩm, sau đó dán nhãn mác Mỹ, Nhật, Úc… để bán  với mức giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực.

Ông Vương Trí Dũng cho rằng, sự “hỗn loạn” của thị trường thực phẩm chức năng đã gây không ít khó khăn trong việc kiểm tra, tạm giữ hàng hoá và thực thi quyết định xử phạt. Cùng với đó, công tác quản lý mặt hàng này còn nhiều bất cập, nhất là quản lý bán hàng trên mạng internet, hàng xách tay.

Ông Vương Trí Dũng nhấn mạnh: “Về vấn đề kiểm soát có khó khăn vì thực phẩm chức năng được nhập khẩu xách tay, đặc biệt là từ Úc, Mỹ, Nhật. Đây là vấn đề khá nan giải trong công tác kiểm soát, nhất là khi họ bán trên mạng và bán truyền tay. Ở đây có hai vấn đề, một là liên quan đến chất lượng, hai là liên quan đến kiểm soát để bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, việc kiểm tra với các mặt hàng xách tay thì điều cần nhất là có sự đồng tình ủng hộ của người tiêu dùng và không tiếp tay tiêu thụ các sản phẩm không rõ nguồn gốc, mua bán không có hóa đơn chứng từ quy định”.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, thời gian tới Cục sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm sẽ thẩm định điều kiện cơ sở và chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để phối hợp quản lý sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh….

Ông Nguyễn Thanh Phong nói: “Sắp tới, cần phải có chiến dịch đẩy mạnh hơn nữa các thông tin giáo dục truyền thông. Trong đó có trách nhiệm của lực lượng chức năng khác và các cơ quan truyền thông. Chúng ta phải tuyên truyền để người dân hiểu rằng, thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh và không thay thế được thuốc chữa bệnh. Người dân cần thấy rằng, tất cả bao bì nhãn mác đều quy định sản phẩm này không phải là thuốc. Trên bất kỳ một ma-két quảng cáo nào,  trên bất kỳ một cái clip quảng cáo nào đều phải đọc kỹ nội dung”.

Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý về thực phẩm chức năng cần tập trung làm tốt ngay từ khâu xác nhận công bố, kiểm tra chất lượng và công khai việc thực thi nhất là khâu chất lượng; đơn vị làm hàng giả phải xử lý kiên quyết thu hồi và dừng cấp phép có thời hạn.

Để tránh hàng xâm phạm quyền và nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải có phiếu tra cứu nhãn và nhãn hiệu dự định công bố tại Cục sở hữu trí tuệ để ngăn chặn hành vi vi phạm ngay từ đầu./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội
Triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội

VOV.VN -Công an thành phố Hà Nội thu giữ khoảng 20 tấn thành phẩm nhiều nhãn hiệu sữa ong chúa, nhau thai cừu, Omega 3 và Colagen.

Triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội

Triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội

VOV.VN -Công an thành phố Hà Nội thu giữ khoảng 20 tấn thành phẩm nhiều nhãn hiệu sữa ong chúa, nhau thai cừu, Omega 3 và Colagen.

Phạt 5 công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng 75 triệu đồng
Phạt 5 công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng 75 triệu đồng

VOV.VN - Cục An toàn thực phẩm đã buộc 5 công ty vừa nêu tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định.

Phạt 5 công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng 75 triệu đồng

Phạt 5 công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng 75 triệu đồng

VOV.VN - Cục An toàn thực phẩm đã buộc 5 công ty vừa nêu tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định.

Dùng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: đúng hay sai?
Dùng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: đúng hay sai?

VOV.VN - Có những bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus nhưng họ không dùng mà quay sang sử dụng thực phẩm chức năng…

Dùng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: đúng hay sai?

Dùng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: đúng hay sai?

VOV.VN - Có những bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus nhưng họ không dùng mà quay sang sử dụng thực phẩm chức năng…

Triệt phá ổ sản xuất hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả
Triệt phá ổ sản xuất hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả

Cơ quan công an thu giữ 505 thùng và 14 bao tải chứa thực phẩm chức năng giả cùng nhiều tem, nhãn, vỏ lọ phục vụ cho biệc đóng gói sản phẩm giả

Triệt phá ổ sản xuất hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả

Triệt phá ổ sản xuất hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả

Cơ quan công an thu giữ 505 thùng và 14 bao tải chứa thực phẩm chức năng giả cùng nhiều tem, nhãn, vỏ lọ phục vụ cho biệc đóng gói sản phẩm giả

Cần kiểm soát chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Cần kiểm soát chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

VOV.VN - Sự thổi phồng quá đáng về tác dụng của thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn đây là thuốc chữa bệnh.

Cần kiểm soát chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

Cần kiểm soát chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

VOV.VN - Sự thổi phồng quá đáng về tác dụng của thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn đây là thuốc chữa bệnh.

Ai tiếp tay tẩu tán thực phẩm chức năng bẩn ở MC Food?
Ai tiếp tay tẩu tán thực phẩm chức năng bẩn ở MC Food?

Trước khi đoàn kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng của Công ty TNHH MC Food, số hàng hóa bên trong đã bị thay đổi hoặc tẩu tán.

Ai tiếp tay tẩu tán thực phẩm chức năng bẩn ở MC Food?

Ai tiếp tay tẩu tán thực phẩm chức năng bẩn ở MC Food?

Trước khi đoàn kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng của Công ty TNHH MC Food, số hàng hóa bên trong đã bị thay đổi hoặc tẩu tán.