Bộ Công thương lý giải nhiều vấn đề “nóng” dư luận quan tâm

VOV.VN - Hiện tượng giá phân bón tăng cao liên tục được lãnh đạo các đơn vị chức năng phân tích nguyên nhân và thông tin về kế hoạch trình Chính phủ Quy hoạch điện VIII.

Tại buổi họp báo thường kỳ Quý II của Bộ Công thương tổ chức chiều nay (17/6), lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị trực thuộc đã giải đáp nhiều vấn đề báo chí quan tâm, liên quan đến lĩnh vực ngành Công Thương diễn ra trong thời gian qua.

Giá phân bón được dự báo sẽ giữ ở mức cao

Liên quan đến hiện tượng tăng giá phân bón diễn ra mạnh và đồng loạt bắt đầu từ đầu năm 2021, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã có các biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Sau khi điều tra, cân nhắc các yếu tố tác động kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá từ năm 2017.

“Cục PVTM thường xuyên theo dõi tình hình thị trường phân bón, có đánh giá nguyên nhân khiến giá phân bón tăng trong thời gian gần đây. Phân tích ban đầu cho thấy, giá phân bón tăng đợt này này chủ yếu do các yếu tố như nguyên liệu sản xuất tăng, chi phí vận tải tăng”, ông Dũng nói.

Cụ thể theo ông Dũng, nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%, giá vận chuyển tăng 5 lần… những yếu tố này khiến giá phân bón tăng. Thêm nữa, trong quá trình phối hợp với Bộ NN&PTNT để đánh giá cung cầu, Bộ Công Thương nhận thấy phân bón thời gian qua hoàn toàn đủ năng lực cung ứng nhu cầu trong nước. Trong khi phân bón DAP và MAP nhập khẩu tăng 50% và sản xuất trong nước tăng 130%, trong khi đó nhu cầu cũng không phải quá lớn.

Trong khi đó, từ khi có lượng sản xuất trong nước làm đối trọng với hàng nhập khẩu, mức tăng của phân bón DAP và MAP sản xuất trong nước thấp hơn so với mức tăng của hàng nhập khẩu (giảm còn 8-10 triệu/tấn so với 14-15 triệu/tấn) chính là đối trọng kìm hãm sự tăng giá phân bón, giúp bình ổn thị trường.

Còn theo lý giải của đại diện Cục Hóa chất, nguyên nhân chủ yếu khiến giá phân bón tăng là do hiện giá cước vận chuyển container đã tăng 5 lần so với năm trước, khi phân bón DAP và MAP và Ure hầu hết được vận chuyển bằng container. Thêm vào đó, nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa khiến giá phân bón tăng… là những yếu tố khiến giá phân bón trong nước tăng theo. Dự báo của Cục Hóa chất cũng cho biết, phân bón đang bước vào chu kỳ tăng nên từ nay đến hết năm, giá phân bón sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

Trình Chính phủ Quy hoạch Điện VIII trong tháng 6

Tại buổi họp báo, thông tin liên quan đến Quy hoạch Điện VIII, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, Quy hoạch Điện VIII sẽ hoàn thành và báo cáo trình lãnh đạo bộ thông qua, để lấy ý kiến các bộ, ngành và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2021.

Thông tin từ ông Dũng cho thấy, về cơ bản, phụ tải dự báo trong Quy hoạch điện VIII đã bám sát các mục tiêu của các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ các chỉ đạo của Đảng nêu tại Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII và các kết quả dự báo là hợp lý.

“Trên cơ sở kết quả dự báo phụ tải, Bộ Công Thương rà soát lại chương trình phát triển nguồn, xây dựng cơ cấu phát triển nguồn điện hợp lý tránh để mức dự phòng quá cao, gây lãng phí nguồn lực và tạo áp lực về vốn đầu tư. Đồng thời, rà soát lại việc bố trí không gian cho phát triển các nguồn điện trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá lợi thế so sánh của các địa phương, các vùng trong việc phát triển hài hòa và đồng bộ các nguồn điện lớn. Cùng với đó có đánh giá, xây dựng các giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo chủ động trong việc cung cấp nhiên liệu”, ông Dũng thông tin.

Cũng theo ông Hoàng Tiến Dũng, trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và thông báo kết luận cuộc họp do Văn phòng Chính phủ thông báo tại Thông báo số 91 ngày 3/5/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát lại chương trình phát triển nguồn điện đảm bảo các yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời rà soát lại kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa nguồn điện truyền thông và nguồn điện năng lượng tái tạo, hạn chế tối đa những khó khăn trong vận hành hệ thống điện. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cập nhật chương trình phát triển lưới điện đồng bộ với nguồn điện, tránh tối đa việc cắt giảm các nguồn năng lượng tái tạo đồng thời rà soát nguồn vốn đầu tư hợp lý cho chương trình phát triển điện lực trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm tấn xoài ở Đắk Nông phải đổ bỏ, xả làm phân bón vì "bí" đầu ra
Hàng trăm tấn xoài ở Đắk Nông phải đổ bỏ, xả làm phân bón vì "bí" đầu ra

VOV.VN - Người trồng xoài tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đang đứng ngồi không yên vì hàng trăm hecta xoài đến vụ thu hoạch nhưng không có người thu mua, khiến nhiều chủ vườn rất lo lắng. Với những vườn cây đã thu hoạch, đã có hàng trăm tấn phải đổ bỏ hoặc xả làm phân bón vì ế ẩm.

Hàng trăm tấn xoài ở Đắk Nông phải đổ bỏ, xả làm phân bón vì "bí" đầu ra

Hàng trăm tấn xoài ở Đắk Nông phải đổ bỏ, xả làm phân bón vì "bí" đầu ra

VOV.VN - Người trồng xoài tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đang đứng ngồi không yên vì hàng trăm hecta xoài đến vụ thu hoạch nhưng không có người thu mua, khiến nhiều chủ vườn rất lo lắng. Với những vườn cây đã thu hoạch, đã có hàng trăm tấn phải đổ bỏ hoặc xả làm phân bón vì ế ẩm.

Phân bón giả tràn lan: Còn xử nhẹ thì còn tái diễn
Phân bón giả tràn lan: Còn xử nhẹ thì còn tái diễn

VOV.VN - Thời gian gần đây, cơ quan chức năng tại nhiều địa phương như: Bình Phước, Đồng Nai, Long An liên tục phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán phân bón kém chất lượng.

Phân bón giả tràn lan: Còn xử nhẹ thì còn tái diễn

Phân bón giả tràn lan: Còn xử nhẹ thì còn tái diễn

VOV.VN - Thời gian gần đây, cơ quan chức năng tại nhiều địa phương như: Bình Phước, Đồng Nai, Long An liên tục phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán phân bón kém chất lượng.

Phân bón tăng giá doanh nghiệp lẫn nông dân cùng gặp khó
Phân bón tăng giá doanh nghiệp lẫn nông dân cùng gặp khó

VOV.VN - Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản rớt giá, khó khăn về đầu ra vì ảnh hưởng dịch Covid-19, giá phân bón lại tăng giá mạnh, khiến cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều gặp khó. 

Phân bón tăng giá doanh nghiệp lẫn nông dân cùng gặp khó

Phân bón tăng giá doanh nghiệp lẫn nông dân cùng gặp khó

VOV.VN - Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản rớt giá, khó khăn về đầu ra vì ảnh hưởng dịch Covid-19, giá phân bón lại tăng giá mạnh, khiến cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều gặp khó.