Bộ Giao thông: Khẩn trương xúc tiến xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN - Công tác huy động các nguồn vốn để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án.

Tại Hội nghị giao ban Quý I và triển khai nhiệm vụ Quý II/2016 của Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong Quý I/2016, ngành GTVT đã hoàn thành cơ bản các kế hoạch của ngành GTVT đã đề ra.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trình bày báo cáo kết quả hoạt động
của toàn Ngành trong Quý I và triển khai nhiệm vụ Quý II/2016
.
Trong đó, việc xử lý, giải quyết các sự việc cấp bách liên quan đến ngành GTVT đã được Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, đơn vị chủ động, triển khai kịp thời, quyết liệt, nhất là đối với việc khắc phục sự cố cầu An Thái, tỉnh Hải Dương, cầu Ghềnh đường sắt tại Đồng Nai...

Bộ GTVT chú trọng, đẩy mạnh việc triển khai phối hợp với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM trong công tác quản lý chuyên ngành GTVT, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông...; phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác quản lý, điều hành giá cước vận tải...

Công tác quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông được tăng cường và thực hiện hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Do đó, tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực; số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2015; ùn tắc giao thông trên các quốc lộ tiếp tục được kéo giảm, tại các thành phố lớn không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài...

Trong lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT hoàn thiện phương thức khai thác 2 đường cất hạ cánh song song tại sân bay Tân Sơn Nhất và phối hợp điều hành bay tại vùng trời sân bay Cam Ranh. Tăng cường thực hiện kế hoạch phòng chống mất cắp hành lý, hàng hóa và kế hoạch phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại qua đường hàng không.

Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước trong 3 tháng đã hoàn thành phê duyệt danh sách, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa 04 đơn vị sự nghiệp công lập và triển khai các bước cổ phần hóa theo quy định. Hoàn thành thoái vốn tại 09 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn đạt 2.068 tỷ đồng

Trong 3 tháng đầu năm 2016, Bộ GTVT đã huy động được 3.350 tỷ đồng để đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 60 đoạn nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên theo hình thức BOT và dự án thu phí tự động không dừng trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên theo hình thức BOO, đạt 9% kế hoạch năm 2016.

 “Đặc biệt, nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông tiếp tục được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, nhiều dự án, công trình quan trọng đã hoàn thành, kịp thời đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Việc quản lý hành lang đường bộ, đường sắt; đặc biệt là việc triển khai rà soát, điều chỉnh các biển báo hiệu đường bộ trên toàn quốc đã loại bỏ được các biển báo không phù hợp, tạo thuận lợi cho việc lưu thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, được xã hội và người dân đồng tình, ghi nhận”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong Quý I vừa qua, ngành GTVT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể trong công tác huy động các nguồn vốn để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn; vốn đối ứng cho các dự án ODA còn thiếu, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án; các nguồn vốn xã hội hóa, nhất là nguồn vốn từ các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án BOT, PPP còn chưa được khai thông; việc thực hiện thanh, quyết toán các dự án BOT còn chậm.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, mặc dù tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng; về đường thủy nội địa đã xảy ra 3 vụ tai nạn đâm va vào cầu An Thái (Hải Dương), cầu Ghềnh (Đồng Nai), cầu Cơn Độ (Hà Tĩnh) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường bộ và đường sắt, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và xã hội.

Công tác kiểm soát tải trọng xe tiếp tục được triển khai, tuy nhiên, vẫn còn xe quá tải chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, gây mất ATGT, phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông như vụ sập cầu Quần (Yên Bái), cầu sắt bắc qua sông Krông Năng (Đắk Lắk). Thanh tra giao thông, các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các địa phương tăng cường, quyết liệt triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, kiên quyết không để xe quá tải hoạt động.

Trong quý II/2016, Bộ GTVT tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vận tải. Phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm soát, kiểm tra về quản lý giá cước vận tải, nhất là vận tải đường bộ. Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả Sàn giao dịch vận tải; ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh các cơ chế, chính sách về các lĩnh vực GTVT phù hợp với thực tế, đặc biệt các cơ chế, chính sách thông thoáng, đặc thù để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Khẩn trương tuyển chọn tư vấn, tập trung xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Giai đoạn 1 Dự án đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cầu treo dân sinh giai đoạn 2.

Đồng thời, Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp theo kế hoạch đã xây dựng triển khai thoái vốn đầu tư ngoài ngành, không thuộc diện cần nắm giữ tại 59 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái theo mệnh giá là 6.367 tỷ đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn phát triển hạ tầng giao thông: Đầu tư PPP sẽ là phù hợp?
Vốn phát triển hạ tầng giao thông: Đầu tư PPP sẽ là phù hợp?

VOV.VN - Theo một số chuyên gia, hình thức đối tác công - tư (PPP) sẽ là phù hợp với thực trạng huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông hiện nay.

Vốn phát triển hạ tầng giao thông: Đầu tư PPP sẽ là phù hợp?

Vốn phát triển hạ tầng giao thông: Đầu tư PPP sẽ là phù hợp?

VOV.VN - Theo một số chuyên gia, hình thức đối tác công - tư (PPP) sẽ là phù hợp với thực trạng huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông hiện nay.

Gần 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Vùng Tây Bắc
Gần 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Vùng Tây Bắc

VOV.VN - Việc đầu tư hoàn thành khoảng 42 công trình, dự án giao thông quan trọng đã phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.

Gần 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Vùng Tây Bắc

Gần 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Vùng Tây Bắc

VOV.VN - Việc đầu tư hoàn thành khoảng 42 công trình, dự án giao thông quan trọng đã phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.

Phát triển hạ tầng giao thông: Phân bổ hài hòa nguồn nhân lực
Phát triển hạ tầng giao thông: Phân bổ hài hòa nguồn nhân lực

VOV.VN - Phát triển hạ tầng có tính đột phá nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội nên ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực.

Phát triển hạ tầng giao thông: Phân bổ hài hòa nguồn nhân lực

Phát triển hạ tầng giao thông: Phân bổ hài hòa nguồn nhân lực

VOV.VN - Phát triển hạ tầng có tính đột phá nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội nên ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực.