Bộ GTVT không để dự án “ôm” vốn đầu tư công rồi không giải ngân được

VOV.VN - Chủ đầu tư nào giải ngân chậm Bộ GTVT sẽ thu hồi vốn để điều chuyển sang dự án khác giải ngân tốt, không thể để tình trạng “ôm vốn” rồi không giải ngân được.

Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, hết tháng 4/2021, Bộ này đã giải ngân được 10.858 tỷ đồng/42.996 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch cả năm. Trong đó, với các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam sử dụng vốn đầu tư công, có 2 dự án giải ngân vượt tiến độ, các dự án còn lại cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra. Giải ngân phần GPMB đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP cũng cơ bản đáp ứng tiến độ với tinh thần “vướng đâu, gỡ đó”, không làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân chung của dự án và của cả ngành năm 2021.

Theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư, riêng trong tháng 4, Bộ GTVT dự kiến giải ngân khoảng 4.011 tỷ đồng, vượt kế hoạch đăng ký khoảng 507 tỷ đồng. Tổng số tiền đầu tư công Bộ GTVT giải ngân 4 tháng đầu năm ước đạt 10.858 tỷ đồng, trong tổng số 42.996 tỷ đồng ngân sách nhà nước giao cho năm 2021.

Trong đó, chủ yếu vốn được giải ngân cho xây dựng các đoạn đầu tư công cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, dự án giải ngân cao nhất là đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tiếp đến là cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Trong khi các đoạn cao tốc: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, cầu Mỹ Thuận 2 cơ bản thi công đạt tiến độ đề ra.

Vậy đâu là kinh nghiệm giải ngân thành công tại Ban quản lý dự án dẫn đầu ngành GTVT? Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long, cho biết, đó chính là tiến độ giải ngân được kiểm soát hàng tháng, với việc điều chỉnh vốn được thực hiện sát sao.

“Bộ GTVT xác định tiến độ giải ngân ngay từ những tháng đầu năm tránh dồn đến cuối năm sẽ bị động và ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân chung của cả Bộ. Do vậy, Ban thành lập 2 văn phòng điều hành dự án cao tốc Mai Sơn – QL45 và Phan Thiết – Giầu Dây và phân cấp ủy quyền mạnh cho giám đốc 2 dự án này. Kết quả, tới nay, hoạt động điều hành giải ngân dự án đi vào nền nếp, thực hiện tích cực để đảm bảo tiến độ”, ông Roãn cho biết.

Riêng 2 đoạn cao tốc mới được chuyển sang đầu tư công là QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu, các ban quản lý dự án của Bộ GTVT đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp, phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên của mỗi dự án trong tháng 6/2021.

Với 3 đoạn cao tốc triển khai theo hình thức hợp tác công – tư (hợp đồng BOT), là Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đang tiếp tục trong giai đoạn đàm phán và ký kết hợp đồng, dự kiến khởi công trong quý II/2021. Tín hiệu đáng mừng là 1 trong 3 dự án triển khai theo hình thức PPP, đoạn Nha Trang – Cam Lâm, vừa ký kết hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và Nhà đầu tư dự án.

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT cho rằng, các giải pháp đảm bảo tiến độ giải ngân các dự án của ngành GTVT chính là đề cao trách nhiệm cá nhân. “Cần đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu như giám đốc các dự án, cơ quan tham mưu là Cục trưởng, Vụ trưởng và rút ngắn mọi thủ tục. Ban quản lý dự án làm ngày đêm, ngày nghỉ, nhất là quá tình nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu để đảm bảo tiến độ giải ngân. Lãnh đạo Bộ GTVT thường xuyên kiểm tra hiện trường, để tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc, đảm bảo tiến độ giải ngân dự án”, ông Huy nêu rõ.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu, các Ban quản lý dự án khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vật liệu thi công, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chậm tiến độ so với yêu cầu.

Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GTVT sẽ có “biện pháp mạnh”, chấn chỉnh kịp thời, không thể để tình trạng người lơ là và người tích cực bị đánh đồng và làm ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án. Một số giám đốc Ban quản lý dự án còn lơ là, cần phải được chấn chỉnh với tinh thần trách nhiệm thể hiện cao hơn trong công tác giải ngân.

“Bộ GTVT thực hiện phối hợp với các địa phương để thực hiện GPMB. Bất cứ gói thầu nào vướng mặt bằng, giám đốc Ban phải có trách nhiệm xử lý. Các khó khăn sẽ do Thứ trưởng phụ trách trực tiếp làm việc với địa phương để tháo gỡ mặt bằng, đảm bảo tiến độ giải ngân. Bộ GTVT cũng sẽ thực hiện tốt Luật Đầu tư công (sửa đổi), điều chỉnh nguồn vốn được giao. Rút kinh nghiệm năm 2020, việc điều chỉnh vốn sẽ điều chỉnh hàng tháng, đảm bảo tiến độ giải ngân đến 31/1/2022 hoàn thành kế hoạch giải ngân 43.000 tỷ được giao”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Đồng thời người đứng đầu ngành giao thông vận tải cho biết, không thể chấp nhận tình trạng dự án chậm tiến độ và sẽ có giải pháp mạnh để chấn chỉnh các đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư. Dự án chậm tiến độ, giải ngân chậm sẽ không được giao thêm dự án mới trong thời gian tới.

Cùng với đó, chủ đầu tư nào giải ngân chậm Bộ GTVT sẽ thu hồi vốn để điều chuyển sang dự án khác giải ngân tốt, không thể để tình trạng “ôm vốn” rồi không giải ngân được. Ngoài ra, Bộ sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu các chủ đầu tư giải ngân chậm, dự án chậm tiến độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn điệp khúc chậm
Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn điệp khúc chậm

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2021 đạt 86.010,29 tỷ đồng, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 20,74%, vốn nước ngoài đạt 2,02%.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn điệp khúc chậm

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn điệp khúc chậm

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2021 đạt 86.010,29 tỷ đồng, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 20,74%, vốn nước ngoài đạt 2,02%.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"

VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế năm 2021, nên đang được tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"

VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế năm 2021, nên đang được tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm.

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?
Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cao kỷ lục là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, áp lực "chạy nước rút" khi Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực.

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cao kỷ lục là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, áp lực "chạy nước rút" khi Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực.