Bộ Tài chính vẫn cho tăng phí đường bộ qua trạm BOT từ đầu năm 2016

Bộ Tài chính vẫn cho tăng phí qua trạm BOT từ ngày 1/1 vì nếu lùi hạn tăng phí đến ngày 1/6 thì phải ban hành tới 23 thông tư tương ứng.

Theo văn bản của Bộ Tài chính mới được gửi đến Bộ Giao thông Vận tải trả lời đề xuất lùi thời hạn tăng phí cầu đường qua các trạm BOT đến ngày 1/6, Bộ Tài chính cho biết, để lùi thời hạn tăng phí của các trạm BOT thì phải có thông tư mới thay thế thông tư cũ. Bộ Tài chính cho rằng, hiện tại có 23 trạm thu phí BOT đang thu trên các tuyến quốc lộ, nếu lùi hạn tăng phí đến ngày 1/6 thì phải ban hành tới 23 thông tư tương ứng.

Vẫn theo Bộ Tài chính, văn bản đề nghị lùi thời hạn tăng phí của Bộ Giao thông Vận tải gửi đến bộ này ngày 25/12/2015 (cách ngày tăng mức phí 1 tuần) là quá ngắn nên bộ này không kịp nghiên cứu, đánh giá xem xét để ban hành các thông tư mới. Ngoài ra, các trạm đã in và bán vé tháng, vé quý nên không thể thực hiện lùi thời gian tăng phí như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.

Phí đường bộ qua trạm BOT vẫn tăng từ ngày 1/1/2016. (Ảnh: KT)
Trước đó, hôm 25/12/2015, Bộ GTVT đã gửi văn bản đến Bộ Tài chính, các nhà đầu tư dự án BOT, đề nghị lùi thời hạn tăng phí đường bộ qua các trạm BOT đến ngày 1/6/2016, thay vì tăng từ ngày 1/1/2016 vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn nhiều so với mức dự kiến ban đầu mà bộ này và các nhà đầu tư tính toán.

Theo quy định tại Thông tư 159 của Bộ Tài chính, lộ trình tăng phí định kỳ 3 năm một lần, bắt đầu từ ngày 1/1/2016. Mức thu phí cụ thể đối với từng dự án do Bộ Tài chính (đối với đường quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) quy định phù hợp với cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí theo dự án đầu tư được duyệt và đề nghị của nhà đầu tư.

Hiện nay Bộ Tài chính đã chấp thuận tăng phí ở một số trạm trên quốc lộ 1A. Một ví dụ điển hình là trạm Ninh An, tỉnh Khánh Hòa, tăng phí từ ngày 10/1/2016. Hiện tại, phí qua trạm này đang thu thấp nhất là 15.000 đồng/lượt và cao nhất là 120.000 đồng/lượt tùy trọng tải xe; sẽ tăng lên mức từ 35.000 đồng/lượt đến 200.000 đồng/lượt.

Điều đáng nói là phí đường bộ qua các trạm BOT đã tăng kể từ ngày 1/1/2014, tính đến ngày 1/1/2016 vẫn chưa đủ định kỳ 3 năm theo quy định trong Thông tư số 159/2013 của Bộ Tài chính.

Chính vì vậy, đợt tăng phí lần này bị các doanh nghiệp vận tải cho rằng lạm thu khi mà họ vừa phải đóng phí đường bộ hàng năm, đồng thời vừa bị thu phí qua trạm BOT. Không những phí tăng cao mà các trạm BOT dày đặc đang khiến chi phí vận tải đội lên khá cao kể từ năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị lùi thời gian tăng phí cầu đường
Đề nghị lùi thời gian tăng phí cầu đường

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề nghị lùi thời gian tăng phí tại các trạm thu phí của các dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Đề nghị lùi thời gian tăng phí cầu đường

Đề nghị lùi thời gian tăng phí cầu đường

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề nghị lùi thời gian tăng phí tại các trạm thu phí của các dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Dừng lắp đặt mới trạm thu phí đường bộ khoảng cách dưới 70km
Dừng lắp đặt mới trạm thu phí đường bộ khoảng cách dưới 70km

VOV.VN - Ngoài các dự án đã được phê duyệt, các trạm thu phí mới lắp đặt phải có khoảng cách tối thiểu 70km giữa 2 trạm trên cùng một tuyến đường.

Dừng lắp đặt mới trạm thu phí đường bộ khoảng cách dưới 70km

Dừng lắp đặt mới trạm thu phí đường bộ khoảng cách dưới 70km

VOV.VN - Ngoài các dự án đã được phê duyệt, các trạm thu phí mới lắp đặt phải có khoảng cách tối thiểu 70km giữa 2 trạm trên cùng một tuyến đường.

Thủ tướng đồng ý dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016
Thủ tướng đồng ý dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ yêu cầu dừng thu phí đường bộ từ 1/1/2016 đối với mô tô, xe máy.

Thủ tướng đồng ý dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016

Thủ tướng đồng ý dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ yêu cầu dừng thu phí đường bộ từ 1/1/2016 đối với mô tô, xe máy.