Bỏ thành thị về nông thôn, nhiều thanh niên Quảng Nam khởi nghiệp làm giàu

VOV.VN - Hướng đi này không chỉ giúp họ cải thiện thu nhập mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

Tại tỉnh Quảng Nam, ngày càng có nhiều thanh niên từ thành thị trở về nông thôn khởi nghiệp và thực tế nhiều người đã khởi nghiệp thành công, nhờ những ý tưởng sáng tạo, khác biệt. Đáng chú ý, tại huyện Duy Xuyên, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh lấy nông sản làm sản phẩm chủ lực đang phát huy hiệu quả tốt.

Mấy năm trước, chị Phan Thị Hà, ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam làm kế toán cho 1 DN tư nhân ở TP.HCM. Đồng lương không đủ trang trải cuộc sống nên chị Hà trở về quê hương khởi nghiệp. Ban đầu, chị Hà mua bưởi của các hộ dân tại địa phương về sản xuất tinh dầu vỏ bưởi và nước bưởi lên men bán ra thị trường. Làm ăn phát triển, cuối năm 2022, chị Phan Thị Hà thành lập HTX Nông nghiệp Phong Nguyên, trụ sở tại xã Duy Phú, thu hút 9 thành viên.

Hiện tại, HTX này sản xuất 3 dòng sản phẩm chính là tinh dầu vỏ bưởi, nước bưởi lên men và rượu bưởi chưng cất. Bí quyết để sản xuất tinh dầu bưởi đạt chất lượng tốt là các khâu lựa chọn nguyên liệu, làm sạch, xay, chưng cất phải đảm bảo. HTX đã ký kết với nông dân ở các huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Tiên Phước mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời đang nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm nước ép bưởi, kẹo bưởi và các sản phẩm từ quả thơm.

“Khi tôi trở về quê Quảng Nam, địa phương đang có chương trình cải tạo vườn tạp trồng bưởi, từ đó tôi thành lập HTX để thu mua sản xuất. Tôi liên kết với các hộ dân trồng và mua bưởi về gọt vỏ ra chế biến tinh dầu, còn cơm bưởi chế biến thành nước bưởi. Định hướng sắp tới, HTX tận dụng nguồn lao động của địa phương để thu hút họ vào làm, mỗi năm HTX thu mua khoảng 3 - 4 tấn bưởi. Thị trường hiện tại của HTX chủ yếu ở thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Hà Nội và TP.HCM, sản phẩm bán thông qua các kênh Facebook và Zalo. HTX cũng tính đầu tư thêm máy móc thiết bị về chế biến, mở rộng thêm xưởng sản xuất, làm thêm sản phẩm thơm, nước rửa chén”, chị Hà cho biết.

Chị Phạm Thị Duy Mỹ, ở thị Trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên cũng mạnh dạn đứng ra thành lập HTX Nông nghiệp Xanh Duy Oanh, chuyên sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng. Mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường 5 tấn ngũ cốc, doanh thu đạt hơn 1,5 tỷ đồng. HTX có nhiều dòng sản phẩm như trà gạo lứt, bột ngũ cốc, bột gạo lứt, bánh gạo lứt, thanh gạo lứt hạt và rong biển. Hiện nay, HTX đã liên kết với nông dân địa phương phát triển nguồn nguyên liệu lúa, mè, sen, đậu, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, sắp tới, huyện Duy Xuyên hỗ trợ các HTX trong việc sản xuất, giúp họ tiếp cận sàn thương mại điện tử, tập huấn về tuyên truyền cho bà con nâng cao nhận thức. “Địa phương dùng một nguồn ngân sách nhất định để hỗ trợ. Đồng thời kiến nghị với tỉnh có sự hỗ trợ ban đầu về một phần chi phí trên sàn thương mại điện tử giúp họ tiếp cận thị trường trong cả nước”, ông Cảnh nói.

Tại tỉnh Quảng Nam, hơn 1.500 thanh niên là chủ các mô hình kinh tế, tổ hợp tác và HTX do thanh niên làm chủ. Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, kênh hỗ trợ của Trung ương Đoàn, nhiều thanh niên ở tỉnh Quảng Nam đã vay 1.067 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, lập nghiệp, khởi nghiệp. Ngoài ra, thanh niên lập nghiệp ở địa phương này còn được hỗ trợ tập huấn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kiến thức khởi nghiệp sáng tạo, được hỗ trợ về cây, con giống.

Đồng hành với phong trào thanh niên khởi nghiệp, tỉnh Quảng Nam có nhiều chính sách hỗ trợ về đăng ký thương hiệu, quảng bá sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. 

“Phong trào thanh niên khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của thanh niên trong tỉnh thời gian qua tăng lên rất rõ rệt. Những thanh niên khởi nghiệp đã đem lại sự tươi mới cho cả một vùng, sản phẩm làm ra đã đem lại giá trị thực của kinh tế rõ ràng, thay đổi đời sống chính các bạn và tại nơi các bạn đang ở. Tỉnh Quảng Nam cũng đã có chính sách hỗ trợ rất cụ thể, một phần giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thành công”, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình chăn nuôi hươu sao cho thấy nhiều triển vọng ở Sóc Trăng
Mô hình chăn nuôi hươu sao cho thấy nhiều triển vọng ở Sóc Trăng

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Sóc Trăng tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản và lấy nhung, với kỳ vọng loài vật nuôi mới này tiếp tục cho giá trị kinh tế cao.

Mô hình chăn nuôi hươu sao cho thấy nhiều triển vọng ở Sóc Trăng

Mô hình chăn nuôi hươu sao cho thấy nhiều triển vọng ở Sóc Trăng

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Sóc Trăng tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản và lấy nhung, với kỳ vọng loài vật nuôi mới này tiếp tục cho giá trị kinh tế cao.

Tỷ phú nuôi chồn ở “Đất cuối trời”
Tỷ phú nuôi chồn ở “Đất cuối trời”

VOV.VN - Từng thất bại với mô hình nuôi chồn, nhưng ông Hùng không từ bỏ để rồi nhiều năm qua, gia đình luôn có lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Tỷ phú nuôi chồn ở “Đất cuối trời”

Tỷ phú nuôi chồn ở “Đất cuối trời”

VOV.VN - Từng thất bại với mô hình nuôi chồn, nhưng ông Hùng không từ bỏ để rồi nhiều năm qua, gia đình luôn có lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Ra mắt Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk
Ra mắt Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk

VOV.VN - Daklak Innovation Hub là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk, điểm hẹn của các CEO Startup, nơi gặp gỡ của của cộng đồng khởi nghiệp và các nhà đầu tư, các chuyên gia, các tổ chức gắn với khởi nghiệp.

Ra mắt Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk

Ra mắt Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk

VOV.VN - Daklak Innovation Hub là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Đắk Lắk, điểm hẹn của các CEO Startup, nơi gặp gỡ của của cộng đồng khởi nghiệp và các nhà đầu tư, các chuyên gia, các tổ chức gắn với khởi nghiệp.