Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Năm 2019 sẽ đẩy mạnh thanh toán điện tử

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định kết quả của đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam.

Chiều 17/1, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy tiến trình Chính phủ điện tử của Việt Nam một cách hiệu quả, thiết thực. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dự hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Thế giới đã chia sẻ các kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam. Đánh giá về mức độ sẵn sàng về Chính phủ số trên 7 lĩnh vực cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tính nền tảng để phát triển Chính phủ số.

Đồng thời, một số cơ quan đã bắt đầu sử dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, điện toán đám mây. Bên cạnh đó, một số thách thức chính là cần xây dựng khung điều phối và phối hợp giữa các cơ quan và các sáng kiến khác nhau, tăng cường khả năng tài chính cũng như kỹ năng trong khu vực nhà nước, chuẩn hóa dữ liệu và dịch vụ số.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhận định tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược phát triển số phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở trên 8 lĩnh vực, ông Aman Grewal, đại diện Ngân hàng thế giới cho biết, Việt Nam hiện đã có được nền tảng vững chắc để phát triển sáng kiến Dữ liệu mở nhờ có tầm nhìn rõ ràng của lãnh đạo cấp cao, dữ liệu sẵn có của các bộ, ngành, tuy nhiên cũng có không ít thách thức.

“3 thách thức lớn nhất của Việt Nam là sự thiếu vắng khung pháp lý cho Dữ liệu mở. Thứ hai là năng lực chuyên môn của khu vực công, đặc biệt là năng lực về công nghệ thông tin. Thứ ba là sự quan tâm chưa đồng đều của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp. Đây là điểm nghẽn lớn chúng ta triển khai Dữ liệu mở. Quá trình đánh giá cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp khác nhau để khắc phục điểm yếu hiện tại”, ông Aman Grewal cho biết.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, kết quả của đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam và những khuyến nghị sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng để xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển số phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.

Chương trình đánh giá đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới Chính phủ số và cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian tới sẽ đánh giá kỹ vấn đề hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến đất đai, dân cư, thuế, hải quan. Đặc biệt, năm 2019 sẽ tập trung vào thanh toán điện tử.

“Năm 2019 nhiệm vụ quan trọng là thanh toán điện tử. Ngoài vấn đề kết nối chia sẻ của cơ quan hành chính nhà nước phải tạo ra dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4, tập trung vào những lĩnh vực người dân quan tâm, tạo ra tiện ích, lệ phí rất hấp dẫn cho người dùng. Đặc biệt, ban hành Nghị định 61 xây dựng Trung tâm hành chính công, thay vì đó người dân không phải đến gặp cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước mà sẽ đăng ký online. Như vậy, mục tiêu phòng chống tham nhũng, sách nhiễu của cán bộ thi hành công vụ, đồng thời tạo ra minh bạch trong giải quyết hành chính công khai”, ông Dũng yêu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh toán điện tử phải bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng
Thanh toán điện tử phải bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng

VOV.VN - Ngành ngân hàng nhận định sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử phải bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng

Thanh toán điện tử phải bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng

VOV.VN - Ngành ngân hàng nhận định sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử ở Việt Nam gặp khó vì thói quen tiêu tiền mặt
Thanh toán điện tử ở Việt Nam gặp khó vì thói quen tiêu tiền mặt

VOV.VN - Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt chiếm tới 65% tổng phương tiện thanh toán khiến thanh toán điện tử khó phổ cập.  

Thanh toán điện tử ở Việt Nam gặp khó vì thói quen tiêu tiền mặt

Thanh toán điện tử ở Việt Nam gặp khó vì thói quen tiêu tiền mặt

VOV.VN - Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt chiếm tới 65% tổng phương tiện thanh toán khiến thanh toán điện tử khó phổ cập.  

ICT Summit 2018 với 6 thông điệp hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số
ICT Summit 2018 với 6 thông điệp hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số

VOV.VN - ICT Summit 2018 mang đến 6 thông điệp trong công cuộc Việt Nam hướng tới xây dựng Chính phủ số và nền Kinh tế số định hướng đến năm 2025.

ICT Summit 2018 với 6 thông điệp hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số

ICT Summit 2018 với 6 thông điệp hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số

VOV.VN - ICT Summit 2018 mang đến 6 thông điệp trong công cuộc Việt Nam hướng tới xây dựng Chính phủ số và nền Kinh tế số định hướng đến năm 2025.

Nhiều trở ngại phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam
Nhiều trở ngại phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam

VOV.VN - Hiện nay, số lượng người áp dụng thanh toán điện tử ở Việt Nam còn khá thấp, đây là trở ngại lớn cho việc phát triển ứng dụng công nghệ mới. 

Nhiều trở ngại phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam

Nhiều trở ngại phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam

VOV.VN - Hiện nay, số lượng người áp dụng thanh toán điện tử ở Việt Nam còn khá thấp, đây là trở ngại lớn cho việc phát triển ứng dụng công nghệ mới.