Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nguy cơ Việt Nam tụt hậu còn hiện hữu

VOV.VN - Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nguy cơ Việt Nam tụt hậu và bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu...

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2018 (VBF 2018) sáng nay (4/12), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, sẵn sàng lắng nghe, đối thoại cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề đặt ra của cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2018 khai mạc sáng nay (4/12) tại Hà Nội.

Tăng trưởng kinh tế 2018 có thể vượt mục tiêu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 có thể đạt cao hơn mục tiêu 6,7% đã đề ra.

Có trên 130.000 doanh nghiệp thành lập mới; đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực tư nhân ngày càng tăng, giải ngân vốn FDI ước đạt 18 tỷ USD; xuất khẩu đạt xấp xỉ 240 tỷ USD... "Đạt được kết quả đáng kể này có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước", Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, kinh tế Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức, sức ép lạm phát còn lớn; chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bên ngoài còn thấp, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, nguy cơ tụt hậu và bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu...

Để khắc phục những tồn tại này, Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn với quyết liệt thực hiện các đột phá lớn, đẩy mạnh hơn nữa đổi mới và nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản,...;

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, khu vực, ngành hàng sản xuất gắn với chú trọng thị trường đầu ra, phát triển đồng bộ cả thị trường nội địa và nước ngoài, nghiên cứu các giải pháp ứng phó chủ động, giảm tác động tiêu cực của tình hình thương mại thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.

Không gian cải cách vẫn còn rất lớn

Đánh giá cao những chuyển biến rất tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam, song Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, những chuyển động này vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Đáng chú ý, mức độ chuyển biến không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực và địa phương.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc
TS. Vũ Tiến Lộc nêu dẫn chứng: Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực, đa số các bộ ngành hoàn thành vượt yêu cầu cắt giảm và đơn giản hoá tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh tính đến 31/10 vừa rồi. Tuy nhiên, kết quả khảo sát vẫn cho thấy, vẫn có 58% doanh nghiệp đang phải xin các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện và 42% doanh nghiệp trong số đó cho biết họ gặp khó khăn khi xin phép.

Việt Nam đã làm được nhiều việc trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng tốc độ thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu. Dù việc cải cách kiểm tra chuyên ngành có tiến bộ nhưng tính đến tháng 9/2018 mới chỉ có 68 thủ tục kiểm tra chuyên ngành có thể thực hiện được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và cũng mới có một thủ tục (khai báo hoá chất) là thực hiện điện tử hoàn toàn, các thủ tục khác vẫn nộp thêm bản giấy, ông Lộc thẳng thắn chỉ rõ.

Thủ tục đăng ký kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, được xem là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin nhưng theo kết quả khảo sát, bình quân cả nước mới có 13% được thực hiện trực tuyến.

Theo đánh giá của Chủ tịch VCCI, không gian cải cách vẫn còn rất lớn. Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc kiến nghị, cần sớm có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của điều kiện kinh doanh để bảo đảm hiệu quả và nhất quán. Cần nghiên cứu các phương án liên thông tối đa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá cán bộ tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính.

Trong Doing Business 2019 mà WB vừa công bố, Việt Nam dù tăng so với chính mình, điểm tổng của Việt Nam tăng từ 66,77 lên 68,36, bốn năm gần đây đều liên tục tăng điểm trong Doing Business, nhưng mức độ thay đổi này vẫn còn chậm so với các quốc gia khác.

Năm vừa qua Việt Nam được WB ghi nhận có 3 cải cách lớn trong lĩnh vực gia nhập thị trường, thuế và thực thi hợp đồng nhưng so với năm ngoái Việt Nam được ghi nhận tới 5 cải cách, giảm đến 2 cải cách.

Nếu so sánh trong khu vực ASEAN thì Việt Nam vẫn chưa lọt được vào top 4 nước đứng đầu. Với vị trí 69, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15) hay Thái Lan (thứ 27)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?
Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung được nhiều ý kiến tranh luận tại Tọa đàm “Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển” diễn ra sáng 22/11.

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung được nhiều ý kiến tranh luận tại Tọa đàm “Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển” diễn ra sáng 22/11.

VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu
VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu

VOV.VN - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 khai mạc hôm nay (4/12) có chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu".

VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu

VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu

VOV.VN - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 khai mạc hôm nay (4/12) có chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu".

Vào CPTPP, doanh nghiệp Việt hãy “đào mỏ vàng” thị trường nội trước
Vào CPTPP, doanh nghiệp Việt hãy “đào mỏ vàng” thị trường nội trước

VOV.VN - Tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại, nhưng hãy khai thác tiềm năng thị trường nội địa trước.

Vào CPTPP, doanh nghiệp Việt hãy “đào mỏ vàng” thị trường nội trước

Vào CPTPP, doanh nghiệp Việt hãy “đào mỏ vàng” thị trường nội trước

VOV.VN - Tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại, nhưng hãy khai thác tiềm năng thị trường nội địa trước.

Doanh nghiệp Việt tăng nhanh số lượng nhưng quy mô nhỏ đi
Doanh nghiệp Việt tăng nhanh số lượng nhưng quy mô nhỏ đi

VOV.VN - Quy mô doanh nghiệp đang có xu hướng nhỏ đi khi ứng dụng được khoa học công nghệ trong tiến trình tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0

Doanh nghiệp Việt tăng nhanh số lượng nhưng quy mô nhỏ đi

Doanh nghiệp Việt tăng nhanh số lượng nhưng quy mô nhỏ đi

VOV.VN - Quy mô doanh nghiệp đang có xu hướng nhỏ đi khi ứng dụng được khoa học công nghệ trong tiến trình tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0

VBF 2017: Nhiều rào cản cần được tháo gỡ cho doanh nghiệp
VBF 2017: Nhiều rào cản cần được tháo gỡ cho doanh nghiệp

VOV.VN - Điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn khó khăn, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cải cách thủ tục hành chính vẫn đang làm khó doanh nghiệp.

VBF 2017: Nhiều rào cản cần được tháo gỡ cho doanh nghiệp

VBF 2017: Nhiều rào cản cần được tháo gỡ cho doanh nghiệp

VOV.VN - Điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn khó khăn, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cải cách thủ tục hành chính vẫn đang làm khó doanh nghiệp.

Chiến tranh thương mại làm tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt
Chiến tranh thương mại làm tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - 9 tháng năm 2018, mặc dù sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khởi sắc nhưng vẫn có nhiều khó khăn tiềm ẩn cần được khắc phục. 

Chiến tranh thương mại làm tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt

Chiến tranh thương mại làm tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - 9 tháng năm 2018, mặc dù sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khởi sắc nhưng vẫn có nhiều khó khăn tiềm ẩn cần được khắc phục.