Bộ trưởng Tài chính trả lời chưa “trúng” nhiều vấn đề
VOV.VN - Nhiều vấn đề liên quan đến ngành tài chính cần có giải pháp nhưng vẫn chưa được người đứng đầu ngành tài chính giải đáp thỏa đáng.
Trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Quốc hội ngày 16/11, nhiều vần đề “nóng” của ngành tài chính được tranh luận. Nhìn chung, nhiều vấn đề cần có giải pháp nhưng vẫn chưa được người đứng đầu ngành tài chính giải đáp thỏa đáng.
ĐBQH hoài nghi số liệu 63% hộ kinh doanh "đi đêm" với cán bộ thuế
Trong đó, các ĐBQH đặc biệt quan tâm đến vấn đế ngân sách, xử lý nợ công, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu; quản lý hóa đơn thuế, chống thất thoát nguồn thu; ngăn chặn tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp FDI; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; giải pháp đảm bảo thu chi ngân sách…
Mặc dù đã trả lời đúng một số vấn đề cơ bản liên quan đến tốc độ gia tăng nợ công, kiểm soát nợ công cũng như đưa ra được một số giải pháp liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề được các ĐBQH đưa ra vẫn chưa được người đứng đầu ngành tài chính trả lời trúng.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn ĐBQH TP HCM chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên sáng 16/11. |
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trên thực đã thu được hơn con số đã hứa trước đó. Nhưng nợ thuế có thời gian luân phiên và Bộ trưởng cho rằng, trong nợ đọng hiện nay, 63% là khó có khả năng thu hoặc không có khả năng thu. Vì thế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết giải pháp là có ý định báo cáo để xin xóa khoản nợ này.
Đến khi ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình hoài nghi về con số năm 2015 có 63% cán hộ kinh doanh đi đêm với cán bộ thuế, Bộ trưởng Dũng cho biết, Bộ Tài chính đã tổ chức kiểm tra đánh giá.
Kết quả là năm 2016 vừa qua, Bộ có đánh giá lại phát hiện con số này còn 31% và Bộ Tài chính đang phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để khảo sát độ hài lòng của doanh nghiệp và từ đó sẽ có nhiều giải pháp.
ĐBQH và cả Chủ tịch Quốc hội chưa thấy hài lòng
Trong phần trả lời chất vấn của Đại biểu Bùi Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về quản lý hóa đơn thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đã có văn bản khá đầy đủ và từ năm 2015 đã chuyển theo cách tính thuế doanh thu, không tính lũy tiến và áp dụng mức khoán cho hộ kinh doanh...
Không hài lòng với cách trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tập trung trả lời về những giải pháp để xử lý thất thu thuế, tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng vẫn là việc tập trung tuyên truyền cho người dân mua hàng phải lấy hoá đơn, doanh nghiệp khi thành lập cần làm việc với cơ quan thuế đầy đủ… khiến các ĐBQH và ngay cả Chủ tịch Quốc hội cũng chưa cảm thấy hài lòng.
Giải đáp thắc mắc của ĐBQH Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội về kiểm soát tránh thấ thu thuế của loại hình taxi Uber, Grab, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Luật quản lý thuế đang được hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền. Mặc dù taxi Uber và Grab đã tự giác kê khai và nộp thuế, nhưng thời gian tới ngành vẫn cần thanh tra, kiểm tra.
Đối với lĩnh vực kinh doanh điện tử trên nền tảng Google, Bộ trưởng cho rằng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng ở Hà Nội và TP HCM tìm ra có nhiều địa chỉ kinh doanh trên mạng. Nhưng về lâu dài, Bộ sẽ phối hợp với Ngân hàng nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.
“Về lâu dài, ngành tài chính cũng phải yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kể cả Facebook có hiện diện thương mại tại Việt Nam phải kê khai, ủy quyền nộp thuế”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết và nêu rõ, ngành tài chính cũng phải ứng dụng công nghệ để bắt kịp với tình hình thực tế, phù hợp với các loạt hình kinh doanh mới. “Người ta đã đi theo công nghệ thì mình cũng nên đi theo”, Bộ trưởng nói.
Đánh giá toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Chính phủ có nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn nền tài chính quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế, hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; giải quyết nợ đọng, thất thu thuế được đẩy mạnh cũng như quản lý nợ công cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt, việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư công đã được nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi và cũng được các Bộ trưởng cũng như đích thân Phó Thủ tướng trả lời thích đáng.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, việc trả lời một số nội dung câu hỏi, thắc mắc của các Đại biểu Quốc hội đưa ra chưa được các Bộ trưởng làm rõ, nhất là các giải pháp mang tính đột phá, tập trung vào các giải pháp liên quan đến vấn đề xử lý nợ công, quản lý thuế, hoá đơn mua bán hàng hoá….
Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề ngân sách trong đó có vốn đầu tư công hiện nay vẫn còn nổi lên nhiều tồn tại, hạn chế và được nhiều đại biểu đề cập. Cụ thể như quy mô thu ngân sách giảm, thất thu thuế nghiêm trọng, sai phạm nghiêm tọng trong linh vực thuế, hải quan, gian lận kê khai chiếm đoạt thuế, chống chuyển giá hiệu quả chưa cao; nợ công và nghĩa vụ tăng nhanh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn./.
"Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn còn thiếu những giải pháp đột phá"