Bức xúc thay cho con cá tra!

(VOV) - Thiếu vốn, thiếu cơ chế đặc thù và liên tục bị kiện bán phá giá khiến nghề nuôi, chế biến cá tra lao đao khốn đốn.

Trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, nghề nuôi và chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, diện tích nuôi sụt giảm, giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm thấp so với cùng kỳ những năm trước.

Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra. Diện tích và sản lượng cá tra, cá ba sa hiện nay giảm sút là do người nuôi thiếu thông tin về nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu, chưa liên kết hợp tác sản xuất, thiếu hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, giá bán cá luôn bấp bênh và bất ổn.

Đặc biệt, các hộ nuôi cá tra hiện đang không còn mặn mà với cá tra khi gặp quá nhiều khó khăn trong việc vay vốn đầu tư tái sản xuất, hay cao hơn là một cơ chế đặc thù và hành lang cơ chế pháp lý dành riêng cho con cá tra.

Người nuôi cá tra ĐBSCL gặp khó đủ bề khi tiếp tục duy trì diện tích và sản lượng. (Ảnh: Internet)


Cũng chính bởi những tồn tại nhức nhối này, trong Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 25-26/12, vấn đề bức xúc của việc phát triển nghề nuôi, chế biến cá tra đã được lãnh đạo tỉnh An Giang - khu vực nuôi cá tra, ba sa lớn nhất khu vực ĐBSCL đưa ra.

Tự mình gây khó cho mình!

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Vương Bình Thạnh cho biết, ngành cá tra của khu vực vướng vào vòng bi đát từ năm 2008 đến nay.

“Tôi nhớ năm 2009, Thủ tướng trực tiếp đến An Giang và làm việc với 8 tỉnh ĐBSCL. Thủ tướng đã chỉ đạo rất sát sao là phải tiến hành thành lập Hiệp hội xuất khẩu cá tra của vùng, xây dựng hành lang cơ chế pháp lý cho vùng. Từ khi có chỉ đạo của Thủ tướng, đến nay Hiệp hội xuất khẩu cá tra và hành lang cơ chế pháp lý cho con cá tra vẫn chưa ra đời” - ông Thạnh bày tỏ.

Bên cạnh đó, ông Thạnh còn cho rằng, trong việc phối hợp với địa phương về lĩnh vực cá tra, các Bộ, ngành của Trung ương triển khai vẫn còn rất chậm. Trong khi việc phát triển nghề nuôi và chế biến cá tra hàng năm đưa lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh hơn 400 triệu USD, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh.

Tuy nhiên, ông Thạnh dự đoán, nếu không tạo điều kiện tích cực để phát triển lĩnh vực này, nghề nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu sẽ phá sản không chỉ ở An Giang mà cả khu vực ĐBSCL.

“Chúng ta đang kinh doanh cá tra trong điều kiện không bình thường. Cá tra hiện không còn nước nào cạnh tranh với Việt Nam, Việt Nam chiếm 95% sản lượng cá tra toàn thế giới. Tuy nhiên, sự tác động, điều hành của VASEP như thời gian vừa qua là không hiệu quả, cụ thể ở việc cứ mỗi năm VASEP tổ chức hội chợ là mỗi lần cá tra lại bị kiện bán phá giá (?)… đề nghị VASEP không nên can thiệp vào vấn đề cá tra, để ĐBSCL có thể tự chủ động tham gia quy hoạch vùng nuôi, tham gia thị trường xuất khẩu” - ông Thạnh quả quyết.

Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Thạnh cho rằng, các Bộ, ngành cần tích cực phối hợp cùng địa phương, phấn đấu từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 hình thành nghiên cứu, thống nhất hình thành cho được Hiệp hội xuất khẩu cá tra.

Đồng thời, ông Thạnh kiến nghị, Nhà nước, Chính phủ sớm ban hành Nghị định kinh doanh cá tra phải có điều kiện, có như vậy mới quản lý được, doanh nghiệp nào bán phá giá sẽ xử lý dễ dàng hơn.

“Sản phẩm cá tra không ai có thể cạnh tranh với mình được, chỉ có chính mình tự "phá" mình trong việc tham gia thị trường xuất khẩu cá tra, đã có tới hơn 300 doanh nghiệp trong nước mặc dù không có nhà máy chế biến cũng tham gia cho được thị trường xuất khẩu, gây hỗn loạn thị trường” - ông Thạnh bức xúc nói.

Cũng theo ông Thạnh, hiện nay tỉnh An Giang đang tồn kho 26.000 tấn cá tra đã qua chế biến, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng. Ông Thạnh mong Chính phủ xử lý nợ xấu để cứu cá tra, hỗ trợ lãi suất bằng 0% từ 6 tháng đến 1 năm, không chỉ ưu tiên cho An Giang mà cả khu vực ĐBSCL. Nếu không hạ lãi suất vốn vay ở thời điểm hiện tại thì người dân thiếu tiền lại phải đi bán đổ, bán tháo cá tra và điều này dẫn tới ngành cá tra sẽ phá sản.

Sẽ thành lập Hiệp hội xuất khẩu cá tra

Về hướng giải quyết cho vấn đề này, tại Hội nghị trực tuyến, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo Nghị định về quy trình đầu tư, nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá tra để trình Chính phủ trong năm 2013. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đang hy vọng Bộ Nội vụ sẽ có ý kiến chính thức về việc ra đời của Hiệp hội xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2013.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cá tra đối với sản xuất – xuất khẩu, khi trực tiếp chỉ đạo xử lý vấn đề đang tồn tại của cá tra ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, có những mặt hàng khi đã có chủ trương, có luật, có nghị quyết nhưng việc thực thi thể chế tiến hành vẫn còn chậm.

“Đơn cử như con cá tra, chỉ với 60 - 70 ha mặt nước tại khu vực ĐBSCL, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đã đạt 1,6 tỷ USD, tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm trong khu vực. Đồng thời, cá tra là lợi thế so sánh duy nhất của Việt Nam không quốc gia nào cạnh tranh được, vậy thì có xứng đáng dành một Nghị định, chính sách riêng cho sản phẩm này hay không?” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Chính phủ, để cụ thể hóa vấn đề này, tới đây Thủ tướng sẽ giao cho Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phải nghiên cứu kỹ những tồn tại của cá tra, làm điển hình để tiến tới áp dụng cho những mô hình khác.

Thủ tướng cũng lưu ý, những mặt hàng của Việt Nam khi đã trở thành lợi thế so sánh để phát triển, chúng ta phải có ngay chính sách cụ thể cho nó từ đất đai, vay vốn, biện pháp… để đưa sản phẩm đó vượt lên thành đặc thù hàng hóa của Việt Nam mà không có quốc gia nào có được, tránh để tái diễn tình trạng như đối với cá tra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến của NHNN về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra
Ý kiến của NHNN về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

(VOV) - Theo NHNN, thông tin trong bài “Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra” trên báo Tiền phong là không chính xác

Ý kiến của NHNN về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

Ý kiến của NHNN về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

(VOV) - Theo NHNN, thông tin trong bài “Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra” trên báo Tiền phong là không chính xác

Nông dân khó tiếp cận gói hỗ trợ cá tra, chăn nuôi
Nông dân khó tiếp cận gói hỗ trợ cá tra, chăn nuôi

(VOV) -Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định khi nói về chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL.

Nông dân khó tiếp cận gói hỗ trợ cá tra, chăn nuôi

Nông dân khó tiếp cận gói hỗ trợ cá tra, chăn nuôi

(VOV) -Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định khi nói về chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL.

Cá tra được vào "Danh sách xanh" tại Thụy Điển, Đan Mạch
Cá tra được vào "Danh sách xanh" tại Thụy Điển, Đan Mạch

(VOV) - Thụy Điển và Đan Mạch đã công nhận cá tra Việt Nam được nuôi trên cơ sở phát triển bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Cá tra được vào "Danh sách xanh" tại Thụy Điển, Đan Mạch

Cá tra được vào "Danh sách xanh" tại Thụy Điển, Đan Mạch

(VOV) - Thụy Điển và Đan Mạch đã công nhận cá tra Việt Nam được nuôi trên cơ sở phát triển bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Thiếu vốn, nghề nuôi cá tra lâm vào thế khó!
Thiếu vốn, nghề nuôi cá tra lâm vào thế khó!

(VOV) - Nuôi cá thua lỗ, không còn tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng...đang đẩy nghề nuôi cá tra vào thế khó.

Thiếu vốn, nghề nuôi cá tra lâm vào thế khó!

Thiếu vốn, nghề nuôi cá tra lâm vào thế khó!

(VOV) - Nuôi cá thua lỗ, không còn tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng...đang đẩy nghề nuôi cá tra vào thế khó.

Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra
Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

Vasep cho rằng con số này quá lớn, nghi vấn có khoản vay sai mục đích bị biến thành nợ con cá tra.

Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

Vasep cho rằng con số này quá lớn, nghi vấn có khoản vay sai mục đích bị biến thành nợ con cá tra.