Cà Mau kiến nghị sớm thẩm định đề án xuất khẩu điện

VOV.VN - Chiều 7/8, Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn, có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau.

Trong giai đoạn 2016 – 2021 tỉnh được phê duyệt 1.000 MW điện gió. Trong đó, có 3 dự án, tổng công suất 100MW đã vận hành; 2 dự án chuyển tiếp; các dự án còn lại đang thi công hoặc xem xét chủ trương đầu tư. 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những trở ngại khác, nhiều dự án điện gió trên địa bàn chậm tiến độ và không kịp vận hành trước ngày 1/11/2021; đến nay, một số dự án điện gió đã hoàn thành nhưng chỉ được vận hành với giá mua điện bằng 50% giá trần.

Nhiều nước trong khu vực có nhu cầu lớn nhập khẩu điện từ Cà Mau. Trong đó Singapore đã phát hành hồ sơ yêu cầu nhập khẩu điện, với mục tiêu nhập khẩu 4.000MW năng lượng tái tạo đến năm 2035. Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án xuất khẩu điện và đã hoàn thiện, trình Bộ Công Thương thẩm định vào cuối tháng 7 vừa qua.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí Thư tỉnh ủy Cà Mau cho biết, xuất khẩu điện là vấn đề rất mới, cùng với sự hỗ trợ của các bộ ngành, tỉnh đã rất nỗ lực để hoàn thành đề án. Hiện có đơn vị nước ngoài đặt hàng điện, nếu không triển khai kịp thời sẽ mất cơ hội, từ đó, kiến nghị Quốc hội và các cơ quan liên quan hỗ trợ xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, làm sao có thể triển khai xuất khẩu điện nhanh nhất.

Phát biểu trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao nội dung các cơ quan chức năng Cà Mau báo cáo, giải trình. Tỉnh Cà Mau đã triển khai có hiệu quả chủ trương khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời. Với tiềm năng lợi thế rất lớn, tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tiếp cận, thực hiện các dự án năng lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: “Tỉnh Cà Mau đã ban hành các chương trình, kế hoạch, chỉ thị nhằm triển khai chính sách pháp luật để tổ chức thực hiện các quy hoạch về điện lực, hệ thống xăng dầu, năng lượng tái tạo tiết kiệm và hiệu quả, tăng trưởng xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện thanh tra, kiểm tra một số hoạt động năng lượng... đồng bộ, thống nhất và phù hợp các văn bản pháp luật của Trung ương, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh”.

Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh và các cơ quan liên quan về sửa đổi, hoàn thiện những chính sách, pháp luật liên quan về phát triển năng lượng. Bên cạnh đó cũng chỉ ra, tỉnh Cà Mau còn một số hạn chế trong xử lý dự án, công trình nguồn và lưới điện, chủ đầu tư chậm tiến độ so với quy hoạch; việc cung cấp xăng, dầu còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp ngoài tỉnh, nên tỉnh chưa chủ động được nguồn cung.

Đoàn giám sát “thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có buổi làm việc với Công ty điện lực dầu khí Cà Mau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào
Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

VOV.VN - Theo Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam nhập khẩu khoảng 5.000MW điện từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW song cũng phấn đấu đến thời gian này quy mô công suất xuất khẩu điện của Việt Nam đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

VOV.VN - Theo Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam nhập khẩu khoảng 5.000MW điện từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW song cũng phấn đấu đến thời gian này quy mô công suất xuất khẩu điện của Việt Nam đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.

Bộ Công Thương: Nhập khẩu điện phải đảm bảo hiệu quả kinh tế
Bộ Công Thương: Nhập khẩu điện phải đảm bảo hiệu quả kinh tế

VOV.VN - Nhập khẩu điện được thực hiện theo các Hiệp định, cơ chế hợp tác quốc tế quy định duy trì liên kết lưới điện vùng và khu vực nhưng mục tiêu lớn vẫn là đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Bộ Công Thương: Nhập khẩu điện phải đảm bảo hiệu quả kinh tế

Bộ Công Thương: Nhập khẩu điện phải đảm bảo hiệu quả kinh tế

VOV.VN - Nhập khẩu điện được thực hiện theo các Hiệp định, cơ chế hợp tác quốc tế quy định duy trì liên kết lưới điện vùng và khu vực nhưng mục tiêu lớn vẫn là đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Lào phát triển năng lượng điện gió, hướng tới xuất khẩu điện
Lào phát triển năng lượng điện gió, hướng tới xuất khẩu điện

VOV.VN - Nằm trong xu hướng phát triển năng lượng sạch, Lào đang chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, thậm chí là xuất khẩu điện mặt trời, điện gió hướng tới việc trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh của khu vực Đông Nam Á.

Lào phát triển năng lượng điện gió, hướng tới xuất khẩu điện

Lào phát triển năng lượng điện gió, hướng tới xuất khẩu điện

VOV.VN - Nằm trong xu hướng phát triển năng lượng sạch, Lào đang chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, thậm chí là xuất khẩu điện mặt trời, điện gió hướng tới việc trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh của khu vực Đông Nam Á.

Lào tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN
Lào tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN

VOV.VN - Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cho biết, trong thời gian tới, nước này sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN, đặc biệt là tập trung xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.

Lào tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN

Lào tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN

VOV.VN - Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cho biết, trong thời gian tới, nước này sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN, đặc biệt là tập trung xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.