Cà Mau tính cơ cấu vụ mùa để hạn chế thiệt hại do hạn, mặn

VOV.VN - Hạn hán khốc liệt đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của địa phương có năng suất cao của tỉnh Cà Mau.

Thời gian qua, hạn hán gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Cà Mau. Trong hoạt động sản xuất, nhiều diện tích lúa, hoa màu đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, nếu cơ cấu vụ mùa hợp lý và người dân chủ động sẽ giảm được thiệt hại.

Thành bại do chủ động

Tại xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), toàn bộ hệ thống kênh thủy lợi đã kiệt nước. Kênh Cũ (kênh trục chính, cấp 1) nối liền thị trấn Trần Văn Thời và xã Trần Hợi mực nước dưới lòng kênh chỉ còn độ 1 gang tay. Còn một số tuyến kênh nhánh, nước cạn trơ đáy, lòng kênh cỏ mọc um tùm.

Người dân địa phương hiện không còn phải đi cầu mà có thể đi trực tiếp qua kênh, chỉ cần đừng bước vào những vết nứt nẻ chia mặt đất lòng kênh thành từng mảng. Hạn hán khốc liệt đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của địa phương có năng suất cao của tỉnh Cà Mau.

Gia đình anh Phạm Công Anh nhờ xuống giống sớm mà lúa không bị ảnh hưởng hạn mặ.

Mọi năm, năng suất lúa Đông Xuân của người dân xã Trần Hợi đều đạt khoảng 6 tấn/ha. Năm nay, có những nông hộ chịu thiệt hại đến 70%. Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng là một trong những hộ chịu thiệt hại lớn. Nguồn thu hơn 130 bao lúa năm trước và chỉ hơn 50 bao lúa năm nay là minh chứng cho thiệt hại gia đình ông phải chịu.

“Hạn hán năm nay làm sản xuất rất bất lợi, chi phí lớn nhưng nguồn thu không bằng mọi năm. So với vụ trước cũng như mọi năm, lúa nhà tôi mất năng suất khoảng 2/3”, ông Hùng nói.

Gia đình ông Hùng sống ven Kênh Đội Bảy, nguyên nhân làm giảm năng suất được ông gói gọn trong một câu: “Chẳng hiểu sao mà hạn hán đến sớm quá”. Nhưng rất lạ là bên kia bờ kênh Đội Bảy, người dân vẫn đạt vụ lúa như thường niên.

Không đâu xa, đối diện nhà ông Hùng là diện tích đất canh tác hơn 3ha của gia đình anh Phạm Công Anh, vụ mùa vừa qua vẫn đạt hơn 6 tấn/ha. Theo anh Phạm Công Anh, nhờ người dân chủ động xuống giống sớm mà lúa không bị thiệt hại.

“Rút kinh nghiệm từ những bà con đi trước, năm nay gia đình chủ động xuống giống lúa sớm, thu hoạch sớm để làm vụ màu. Vùng đất ở đây chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, bị động nhiều. Nhờ mưa mới có nước ngọt, hết mưa là hết nước,  vì vậy so với mọi năm, năm nay bà con đều chủ động xuống giống sớm”, anh Công Anh cho biết.

Không đúng khuyến cáo, không hỗ trợ

Nói về thực trạng “bên hữu kênh Đội Bảy thất bát nhưng bên tả được mùa”, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng ấp 4 cho biết, một bên kênh Đội Bảy có “truyền thống” làm vụ màu dưới ruộng nên người dân xuống giống lúa sớm, thu hoạch trước Tết Nguyên Đán và năng suất không bị ảnh hưởng. Còn một bên, bà con xuống giống sau khoảng một tháng, lúa trổ đòng chưa lâu thì đã bắt đầu thiếu nước nên năng suất không đạt.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, sản xuất lúa của địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa, nên để đảm bảo canh tác hiệu quả, đòi hỏi người dân phải tuân thủ lịch thời vụ và các khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Nhưng năm nay, nhiều nông hộ vẫn làm tự phát, toàn tỉnh vẫn đang còn khoảng 2.000 lúa Đông Xuân chưa thu hoạch. Trong điều kiện khô hạn hiện nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng năng suất. Tỉnh Cà Mau đã công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 và đang rà soát, thống kê diện tích lúa thiệt hại để có hỗ trợ cho người dân.

Tuy nhiên, ông Tô Quốc Nam khẳng định, những hộ sản xuất không tuân thủ lịch thời vụ, không đảm bảo đúng các khuyến cáo đã được đưa ra sẽ không được hỗ trợ. “Do hạn mặn đến sớm nên các trà lúa bị thiệt hại đáng kể, đặc biệt vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành nông nghiệp đang thống kê, kiểm tra lại xem bà con nông dân có làm đúng khung thời vụ, đúng các khuyến cáo của ngành chức năng hay không. Nếu làm đúng mà vẫn bị thiệt hại sẽ có những hỗ trợ kịp thời để bà con bớt khó khăn, khôi phục lại sản xuất”, ông Nam cho biết.

Hiện tình hình hạn, mặn đã làm hơn 19.000 ha lúa của tỉnh Cà Mau bị thiệt hại. Trong điều kiện, người dân phải canh tác lúa bị động về nguồn nước thì để đảm bảo hiệu quả, rất cần bà con tuân thủ theo các khuyến cáo của ngành chức năng địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn
Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN -Thủ tướng chỉ đạo các đại biểu thảo luận các biện pháp căn cơ, lâu dài, đề ra kế hoạch cho 5 năm tới, trước mắt là vấn đề nước sinh hoạt cho dân

Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN -Thủ tướng chỉ đạo các đại biểu thảo luận các biện pháp căn cơ, lâu dài, đề ra kế hoạch cho 5 năm tới, trước mắt là vấn đề nước sinh hoạt cho dân

Nhiều nhà vườn Lâm Đồng lo mất nguồn thu vì hạn hán
Nhiều nhà vườn Lâm Đồng lo mất nguồn thu vì hạn hán

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài làm ao, hồ cạn kiệt nước khiến nhiều nhà vườn đứng ngồi không yên vì rau, hoa khô héo mất nguồn thu nhập.

Nhiều nhà vườn Lâm Đồng lo mất nguồn thu vì hạn hán

Nhiều nhà vườn Lâm Đồng lo mất nguồn thu vì hạn hán

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài làm ao, hồ cạn kiệt nước khiến nhiều nhà vườn đứng ngồi không yên vì rau, hoa khô héo mất nguồn thu nhập.

Hạn hán, nông dân Bình Thuận "trộm" nước cứu thanh long và lúa
Hạn hán, nông dân Bình Thuận "trộm" nước cứu thanh long và lúa

VOV.VN -Nhiều nơi, nông dân đã phá đập “trộm nước” hoặc bơm nước sinh hoạt ra ao để cứu cây trồng, vì không đợi được nước phiên theo lịch.

Hạn hán, nông dân Bình Thuận "trộm" nước cứu thanh long và lúa

Hạn hán, nông dân Bình Thuận "trộm" nước cứu thanh long và lúa

VOV.VN -Nhiều nơi, nông dân đã phá đập “trộm nước” hoặc bơm nước sinh hoạt ra ao để cứu cây trồng, vì không đợi được nước phiên theo lịch.