Các nước gia tăng biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trước dịch Covid-19

VOV.VN - Dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vị toàn cầu và gây “cú sốc lớn” đối với nền kinh tế thế giới.

Thị trường tiêu thụ bị co hẹp, trong khi các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, hàng không đều chứng kiến nguồn thu bị sụt giảm. Trong bối cảnh này, chính phủ nhiều nước đã đưa các kế hoạch nhằm hỗ trợ nền kinh tế chống chọi với tác động của dịch Covid 19.

Tại Anh, sau khi triển khai những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid 19, chính phủ nước này hôm qua cam kết hỗ trợ nền kinh tế “bằng bất kỳ giá nào”. Dịch Covid 19 đã làm các công ty Anh bị thiệt hại hàng chục tỷ bảng Anh. Theo đó, Chính phủ sẽ bảo lãnh các khoản vay doanh nghiệp lên tới 330 tỷ bảng Anh (363 tỷ EUR) và có thể cao hơn nếu cần thiết.

Dịch Covid-19 cũng làm chỉ số Nikkei của Nhật giảm sút đáng kể. (Ảnh: Reuters)

Theo Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đây là cuộc chiến kinh tế lớn nhất kể từ thời bình. Ông đồng thời nhấn mạnh, nước Anh sẽ vượt qua và sẽ làm được bằng bất cứ giá nào. Người đứng đầu Bộ Tài chính Anh đồng thời thông báo các khoản hỗ trợ dành cho doanh nghiệp dưới hình thức giảm thuế hay trợ cấp trị giá 20 tỷ bảng Anh (22 tỷ EUR). Trước đó, chính phủ Anh đã thông qua kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế trị giá 30 tỷ bảng Anh (33 tỷ EUR) trong đó 18 tỷ bảng Anh dành để đối phó với những tác động trực tiếp của đại dịch Covid 19.

Tại Canada, Chính phủ nước này dự kiến trong ngày hôm nay sẽ công bố gói viện trợ trị giá 19 tỷ USD để giúp khắc phục những hậu quả của sự bùng phát đại dịch Covid 19. Trước đó ngày hôm qua, Thủ tướng Justin Trudeau thừa nhận, dịch bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng, đồng thời cam kết hỗ trợ tài chính cho những người chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và cho biết đang xem xét ban hành lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm hận chế sự di chuyển của người dân và hàng hóa. Canada hiện ghi nhận 600 ca mắc Covid 19, trong đó 8 trường hợp tử vong.

Còn tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang có kế hoạch thành lập một hội đồng gồm các quan chức chủ chốt của Bộ Kinh tế và Thống đốc Ngân hàng trung ương để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Hội đồng này sẽ bắt đầu làm việc từ ngày 19/3 tới và liên tục từ nay đến cuối tháng để lắng nghe quan điểm của các nhà kinh tế, giám đốc điều hành về những biện pháp nhằm giảm thiểu sự tấn công của dịch Covid 19 đối với nền kinh tế.

Những cuộc thảo luận này sẽ đặt nền tảng cho gói kích thích kinh tế mà chính phủ dự định công bố vào tháng 4 tới. Theo Thủ tướng Shinzo Abe, đây sẽ là những biện pháp “táo bạo và chưa từng có”./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế thế giới 2019: Tăng trưởng yếu nhất trong thập kỷ qua
Kinh tế thế giới 2019: Tăng trưởng yếu nhất trong thập kỷ qua

VOV.VN - Năm 2019 khép lại với những mảng màu sáng tối đan xen trên bức tranh kinh tế thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.

Kinh tế thế giới 2019: Tăng trưởng yếu nhất trong thập kỷ qua

Kinh tế thế giới 2019: Tăng trưởng yếu nhất trong thập kỷ qua

VOV.VN - Năm 2019 khép lại với những mảng màu sáng tối đan xen trên bức tranh kinh tế thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.

Ổn định kinh tế trước tác động của kinh tế thế giới
Ổn định kinh tế trước tác động của kinh tế thế giới

VOV.VN - Việt Nam đạt các mục tiêu về tăng trưởng, xuất khẩu, lạm phát, thặng dư thương mại…, nhưng vẫn cần củng cố kinh tế vĩ mô để phát triển vững chắc hơn.

Ổn định kinh tế trước tác động của kinh tế thế giới

Ổn định kinh tế trước tác động của kinh tế thế giới

VOV.VN - Việt Nam đạt các mục tiêu về tăng trưởng, xuất khẩu, lạm phát, thặng dư thương mại…, nhưng vẫn cần củng cố kinh tế vĩ mô để phát triển vững chắc hơn.

Việt Nam phải “dè chừng” nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại
Việt Nam phải “dè chừng” nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại

VOV.VN -Các yếu tố gây thách thức như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công cao...

Việt Nam phải “dè chừng” nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại

Việt Nam phải “dè chừng” nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại

VOV.VN -Các yếu tố gây thách thức như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công cao...