Cải cách kiểm tra chuyên ngành, nền kinh tế tiết kiệm gần 400 triệu USD/năm

VOV.VN - Với việc cải cách kiểm tra chuyên ngành của hải quan, ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới này lên đến 9.285 tỷ đồng/năm (xấp xỉ 399 triệu USD).

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, Công tác kiểm tra chuyên ngành thời gian qua đã đạt một số kết quả, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách, vẫn tồn tại nhiều bất cập từ trình tự, thủ tục, phương thức kiểm tra.

Trong nhiều báo cáo, cũng như ý kiến của doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN cho thấy, còn tình trạng xung đột trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, trong khi đó, hiệu quả kiểm tra không cao. Trong vòng 5 năm, tỷ lệ phát hiện lô hàng không đáp ứng chất lượng chưa đến 0,03% so với tỉ lệ mẫu đưa ra. Bên cạnh đó, vấn đề đáng lo ngại chính hiện nay là chưa đầy đủ tiêu chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Có danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, nhưng tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đầy đủ dẫn tới khó khăn cho cơ quan thực thi, ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa của DN.

“Với những bất cập hiện nay, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn là gánh nặng cho DN, là một trong yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới”, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết.

Trước thực tế trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Đề án nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đề án cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức; cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết, năm 2021, ngành Hải quan sẽ tập trung nhân lực khẩn trương triển khai đề án này. Theo đó, lực lượng hải quan sẽ chủ trì thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu đối với các mặt hàng về lương thực thực phẩm, trừ hàng liên quan đến an ninh quốc phòng, kiểm dịch về thú y.

Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu lấy ý kiến các bộ, ngành trình Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ phê duyệt trong quý II/2021 để làm cơ sở triển khai đề án.

Theo ông Cẩn, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chuyên ngành, có nghĩa là doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ, còn hải quan có trách nhiệm đưa vào hệ thống để các bộ, ngành lấy thông tin và trên cơ sở danh mục, tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm tra chuyên ngành để cơ quan hải quan thực hiện.

"Việc này sẽ rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho doanh nghiệp. Thời gian thông quan sẽ giảm đi rất nhiều, chưa nói đến tiền bạc liên quan đến chi phí lấy mẫu, chi phí gửi tài liệu, đi lại… Như trước đây, DN phải đi 4 lần lấy kết quả kiểm tra chuyên ngành để thông quan hàng hóa. Khi áp dụng mô hình kiểm tra mới, theo đánh giá tác động do các chuyên gia của Dự án Tạo thuận lợi thương mại do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ thực hiện, chi phí thời gian tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm quy ra tiền là hơn 880 tỷ đồng", ông Cẩn chia sẻ.

Nêu thực tế hiện nay, các doanh nghiệp nhập lô nào phải đi kiểm tra chuyên ngành lô đó. Ví dụ như sữa Ensure, "doanh nghiệp nhập lô nào, từ to đến nhỏ cũng phải lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm". Nhưng tới đây khi áp dụng mô hình kiểm tra mới, các tập đoàn lớn có các sản phẩm đã được đăng ký bản quyền ở Việt Nam thì hải quan "không kiểm tra theo lô, lô nào cũng kiểm tra, mà theo rủi ro", trường hợp phát hiện vi phạm thì lô hàng sẽ bị đình chỉ toàn bộ và kiểm tra ở tất cả các cửa khẩu để ngăn chặn.

Dựa trên dữ liệu trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB, ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới này lên đến 9.285 tỷ đồng/năm (xấp xỉ 399 triệu USD). Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, nếu mô hình được triển khai sẽ giúp cắt giảm thủ tục hành chính; giảm thời gian thông quan; cắt giảm nguồn lực và chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhưng vẫn nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng; phù hợp với thông lệ quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiểm tra chuyên ngành vẫn làm khó doanh nghiệp
Kiểm tra chuyên ngành vẫn làm khó doanh nghiệp

VOV.VN - Quy định, thủ tục trong quản lý kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Kiểm tra chuyên ngành vẫn làm khó doanh nghiệp

Kiểm tra chuyên ngành vẫn làm khó doanh nghiệp

VOV.VN - Quy định, thủ tục trong quản lý kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Hàng loạt nguyên liệu đầu vào được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành
Hàng loạt nguyên liệu đầu vào được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

VOV.VN - Thủ tục kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm với hàng hoá là nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm trung gian, bán thành phẩm nhập khẩu…

Hàng loạt nguyên liệu đầu vào được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

Hàng loạt nguyên liệu đầu vào được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

VOV.VN - Thủ tục kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm với hàng hoá là nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm trung gian, bán thành phẩm nhập khẩu…

Hiện đại hóa ngành Hải quan, khơi thông hàng hóa xuất - nhập khẩu
Hiện đại hóa ngành Hải quan, khơi thông hàng hóa xuất - nhập khẩu

VOV.VN - Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong nước và thế giới, ngành Hải quan đã kịp thời có những điều chỉnh linh hoạt.

Hiện đại hóa ngành Hải quan, khơi thông hàng hóa xuất - nhập khẩu

Hiện đại hóa ngành Hải quan, khơi thông hàng hóa xuất - nhập khẩu

VOV.VN - Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong nước và thế giới, ngành Hải quan đã kịp thời có những điều chỉnh linh hoạt.