Cấm 4 nhóm hành vi trong hoạt động thương mại điện tử

(VOV) -Đó là các vi phạm về: hoạt động kinh doanh, thông tin, giao dịch, giao diện… trên website thương mại điện tử.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP năm 2006) áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Nghị định này, các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử bao gồm: Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử; Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử; Và các vi phạm khác như: đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Nghị định quy định: Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử; Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Đối với các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, Nghị định quy định  cụ thể: Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Các nguyên tắc hoạt động trong thương mại điện tử, bao gồm: Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử: Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử được quy định: Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

Nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thực hiện theo nguyên tắc: Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng; Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp; Trường hợp người bán hàng trực tiếp đăng thong tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử: Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử
Doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp nào không ứng dụng thương mại điện tử một cách tích cực sẽ đứng ngoài cuộc chơi.  

Doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử

Doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp nào không ứng dụng thương mại điện tử một cách tích cực sẽ đứng ngoài cuộc chơi.  

Xử lý Muaban24 bằng Nghị định mới về thương mại điện tử
Xử lý Muaban24 bằng Nghị định mới về thương mại điện tử

Khi Nghị định mới về thương mại điện tử được ban hành và có hiệu lực, chắc chắn những mô hình kiểu Muaban24 sẽ không được tồn tại.

Xử lý Muaban24 bằng Nghị định mới về thương mại điện tử

Xử lý Muaban24 bằng Nghị định mới về thương mại điện tử

Khi Nghị định mới về thương mại điện tử được ban hành và có hiệu lực, chắc chắn những mô hình kiểu Muaban24 sẽ không được tồn tại.

Không nên tham gia thương mại điện tử kiểu “MB24”
Không nên tham gia thương mại điện tử kiểu “MB24”

(VOV) -Theo Bộ Công thương, hiện còn khoảng 40 Công ty hoạt động theo mô hình tương tự sàn thương mại điện tử “MB24” vừa bị xử lý hình sự…

Không nên tham gia thương mại điện tử kiểu “MB24”

Không nên tham gia thương mại điện tử kiểu “MB24”

(VOV) -Theo Bộ Công thương, hiện còn khoảng 40 Công ty hoạt động theo mô hình tương tự sàn thương mại điện tử “MB24” vừa bị xử lý hình sự…

Thương mại điện tử - cầu nối hiệu quả của doanh nghiệp
Thương mại điện tử - cầu nối hiệu quả của doanh nghiệp

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), thị trường Trung Đông và châu Phi là thị trường có nhu cầu cao đối với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam.

Thương mại điện tử - cầu nối hiệu quả của doanh nghiệp

Thương mại điện tử - cầu nối hiệu quả của doanh nghiệp

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), thị trường Trung Đông và châu Phi là thị trường có nhu cầu cao đối với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam.

Thương mại điện tử và vấn đề kiến trúc doanh nghiệp
Thương mại điện tử và vấn đề kiến trúc doanh nghiệp

Đã đến lúc doanh nghiệp cần thiết lập nền tảng vận hành vững chắc, trong đó có hạ tầng CNTT và các quy trình kinh doanh được số hóa để tự động hóa các khả năng cốt lõi của công ty.

Thương mại điện tử và vấn đề kiến trúc doanh nghiệp

Thương mại điện tử và vấn đề kiến trúc doanh nghiệp

Đã đến lúc doanh nghiệp cần thiết lập nền tảng vận hành vững chắc, trong đó có hạ tầng CNTT và các quy trình kinh doanh được số hóa để tự động hóa các khả năng cốt lõi của công ty.

Xuất hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh
Xuất hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh

Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ không bảo trợ hay đảm bảo uy tín cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nào đang hoạt động trên thị trường.

Xuất hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh

Xuất hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh

Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ không bảo trợ hay đảm bảo uy tín cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nào đang hoạt động trên thị trường.

Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015
Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011 – 2015, dự kiến TMĐT sẽ thực sự trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015

Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011 – 2015, dự kiến TMĐT sẽ thực sự trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.