Cần cách chức một số lãnh đạo không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước

VOV.VN - Đây là ý kiến của các đại biểu tham dự Tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 128 - hướng tới bình thường mới” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (18/10).

Nghị quyết 128 được dư luận, người dân đánh giá cao và cho rằng đã tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong phòng chống dịch; chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong toàn quốc, phá vỡ tình trạng "đóng băng" trong sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh tế-xã hội ở một số nơi trong thời gian vừa qua; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 128 - hướng tới bình thường mới” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (18/10), các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia nhất trí với quan điểm của Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Tại cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho rằng, ngay khi bắt đầu phòng chống dịch, đất nước đã chuyển sang trạng thái mới, theo đó, ngành GTVT phải thích ứng kịp thời để đảm bảo phục vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ đi lại của người dân và phục vụ phòng, chống dịch tốt nhất.

“Chính từ quan điểm chỉ đạo, từ nhận thức đó, trước hết chúng tôi quán triệt toàn ngành, từ Trung ương đến địa phương, phải nắm được quan điểm này để tổ chức thực hiện đồng bộ, thể hiện vai trò của ngành trong phòng, chống dịch. Kết quả này cho thấy tuy chúng ta tổ chức triển khai giãn cách xã hội, có những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 15, nhưng cũng có địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16, và có những địa phương thực hiện trên Chỉ thị 16, điều kiện còn ngặt nghèo hơn. Hoặc sau này, chúng ta thực hiện theo Chỉ thị 19. Tức là theo cấp độ phòng chống dịch thì ngành GTVT cũng phải thích ứng kịp thời”, ông Thọ nói.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, có thể nói năm 2020, trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, ngành GTVT vẫn đang đáp ứng được nhu cầu phục vụ phòng, chống dịch đồng thời thực hiện mục tiêu kép là phục vụ phát triển kinh tế và sự đi lại của người người dân, đáp ứng rất kịp thời, thể hiện ở một số lĩnh vực.

“Chúng tôi xác định không thể đứt được chuỗi cung ứng, trong đó khâu lưu thông là vấn đề vô cùng quan trọng phục vụ cho phòng chống dịch. Chúng tôi đã xác định những nơi áp dụng cấp độ khác nhau nhưng vẫn phải tổ chức vận tải, kể cả vùng có dịch hay vùng không có dịch. Rồi vấn đề phối kết hợp, ví dụ như chúng tôi phải duy trì được cầu hàng không vận chuyển từ Hà Nội tới TP.HCM, vừa vận chuyển vật tư thiết yếu, thuốc men, đồng thời, vận chuyển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho các tỉnh phía nam phòng, chống dịch; phục vụ sự đi lại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo”, đại diện Bộ GTVT cho biết thêm.

Đối với hàng hóa, ngành GTVT cũng xác định không để đứt gãy chuỗi hàng hóa nên phải duy trì bằng mọi cách, ví dụ như tại TP.HCM là khu vực cảng Cát Lái, và một số cảng của Đồng Nai, Bình Dương gắn liền với những khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến nay, có thể khẳng định hàng hóa xuất khẩu, nhất là qua cảng biển lớn như Hải Phòng, khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải, khu vực Đồng Nai, Quy Nhơn… vẫn được duy trì.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, để đưa ra những giải pháp thích ứng kịp thời, ngành GTVT phải xác định đối tượng vận chuyển được ưu tiên và đưa ra những mã QR để nhận diện cho phép lưu thông kịp thời.

Đặc biệt, trong diễn biến mới khi các địa phương nới lỏng giãn cách, người dân trở về quê, đi qua các tỉnh, thành phố. Các địa phương đã chỉ đạo và các sở đã chuẩn bị sẵn sàng từ xe vận chuyển hàng hóa, đến vận chuyển người, khi có điều kiện là đưa lực lượng này tiếp ứng kịp thời… “Tất cả những việc này, chúng tôi phải có chỉ đạo theo ngành dọc để luôn sẵn sàng và đáp ứng được mọi yêu cầu. Có thể khẳng định đến thời điểm này, lĩnh vực GTVT, từ huy động nguồn lực đến phương tiện, con người để phục vụ vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân… chưa bị đứt gãy”, ông Thọ nói.

TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH, Đại biểu Quốc hội khóa XIV cũng khẳng định, Việt Nam không chỉ đạt mục tiêu kép, mà còn hướng tới thực hiện đa mục tiêu. Trong đó, có 2  mảng rõ rệt là phòng, chống dịch bệnh và duy trì toàn bộ hoạt động của xã hội.

“Duy trì được hệ thống sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất có thể ở mức độ này, mức độ khác theo từng địa phương, từng lĩnh vực khác nhau… Chính phủ cũng như các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn duy trì được những  hoạt động căn bản. Chúng ta chỉ dừng lại một số hoạt động mà ở đó chúng ta không có điều kiện để duy trì hoặc dịch bệnh tàn phá nặng nề, còn lại vẫn tiếp tục duy trì sản xuất”, ông Nhưỡng nói.

Các đại biểu tham gia tọa đàm cùng cho rằng, đất nước đã chịu đựng một cú sốc lớn do dịch bệnh, song Việt Nam đã không chấp nhận đóng băng toàn bộ hoạt động xã hội. Trong đó, người dân đã đóng góp lớn, không chỉ về công sức mà còn cả sự đồng thuận bằng toàn bộ nguồn lực của mình, vai trò to lớn của các nhà thiện nguyện, các nhà hảo tâm...

“Với tư cách là đại diện cũng như tiếp xúc nhiều ý kiến của cử tri, tôi cho rằng sức mạnh to lớn của người dân đã kịp thời để cho chúng ta duy trì được trạng thái như bây giờ. Và nếu không có điều đó, Chính phủ cũng không có điều kiện để ban hành Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 để dần sớm trở về trạng thái bình thường mới; chúng ta đã giữ ổn định mới bắt đầu từ trạng thái mới”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Vừa qua, chúng ta đã có kinh nghiệm, cơ sở từ việc áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 và thêm Nghị quyết 128, Chính phủ cho quyền các địa phương thích ứng mà các địa phương không thích ứng nữa thì có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước hoặc vì câu chuyện cá nhân hay địa phương của mình mà ngăn cản các địa phương khác, ngăn cản các chủ thể khác, như thế thì không chấp nhận được. Đặc biệt, không thể để xảy ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe", Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là việc không thể chấp nhận được.

"Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền, từ Nghị quyết 128 này cần có sự đánh giá chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm, trong trường hợp cần báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không thể để kết thúc chiến dịch mới làm. Vào trận mà không chỉ huy được thì tôi đề nghị lui ra, để người khác làm thay chứ đánh trận mà như vậy chúng ta sẽ thua. Tôi cho rằng tính tuân thủ, tính linh hoạt cần phải được kiểm soát" - ông Nhưỡng nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ
Nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ

VOV.VN - Những ngày này, nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL tiếp tục ban hành Quyết định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. 

Nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ

Nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ

VOV.VN - Những ngày này, nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL tiếp tục ban hành Quyết định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. 

Thực hiện Nghị quyết 128 ở Đông Nam Bộ: Nơi mạnh dạn, nơi thận trọng
Thực hiện Nghị quyết 128 ở Đông Nam Bộ: Nơi mạnh dạn, nơi thận trọng

VOV.VN - Nhiều địa phương khu vực Đông Nam Bộ vẫn chưa ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, khiến một số hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại vẫn còn khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết 128 ở Đông Nam Bộ: Nơi mạnh dạn, nơi thận trọng

Thực hiện Nghị quyết 128 ở Đông Nam Bộ: Nơi mạnh dạn, nơi thận trọng

VOV.VN - Nhiều địa phương khu vực Đông Nam Bộ vẫn chưa ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, khiến một số hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại vẫn còn khó khăn.

Nhiều địa phương ĐBSCL điều chỉnh việc đi lại sau Nghị quyết 128
Nhiều địa phương ĐBSCL điều chỉnh việc đi lại sau Nghị quyết 128

VOV.VN - Một số địa phương khu vực ĐBSCL ban hành quyết định áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ.

Nhiều địa phương ĐBSCL điều chỉnh việc đi lại sau Nghị quyết 128

Nhiều địa phương ĐBSCL điều chỉnh việc đi lại sau Nghị quyết 128

VOV.VN - Một số địa phương khu vực ĐBSCL ban hành quyết định áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ.

Những điểm mới trong xét nghiệm COVID-19 theo Nghị quyết 128
Những điểm mới trong xét nghiệm COVID-19 theo Nghị quyết 128

VOV.VN - Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, có 5 điểm mới về thực hiện xét nghiệm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Những điểm mới trong xét nghiệm COVID-19 theo Nghị quyết 128

Những điểm mới trong xét nghiệm COVID-19 theo Nghị quyết 128

VOV.VN - Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, có 5 điểm mới về thực hiện xét nghiệm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Các địa phương điều chỉnh biện pháp "thích ứng an toàn" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ
Các địa phương điều chỉnh biện pháp "thích ứng an toàn" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về việc hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", nhiều tỉnh, thành phố đã ra quy định mới về phòng chống dịch.

Các địa phương điều chỉnh biện pháp "thích ứng an toàn" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ

Các địa phương điều chỉnh biện pháp "thích ứng an toàn" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về việc hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", nhiều tỉnh, thành phố đã ra quy định mới về phòng chống dịch.

Bộ Y tế hướng dẫn phân vùng cấp độ dịch theo Nghị quyết 128
Bộ Y tế hướng dẫn phân vùng cấp độ dịch theo Nghị quyết 128

VOV.VN - Bộ Y tế công bố Hướng dẫn chuyên môn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Bộ Y tế hướng dẫn phân vùng cấp độ dịch theo Nghị quyết 128

Bộ Y tế hướng dẫn phân vùng cấp độ dịch theo Nghị quyết 128

VOV.VN - Bộ Y tế công bố Hướng dẫn chuyên môn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.